Thời gian qua,ềugiảiphápgiảiquyếtviệclàmchođồngbàodântộcthiểusốcâu lạc bộ bóng đá brentford Đảng, nhà nước và các địa phương đã ban hành, thực hiện nhiều chính sách ưu đãi, hướng tới mục tiêu giải quyết việc làm cho thanh niên, sinh viên người dân tộc thiểu số trên địa bàn.
Đặc biệt, gần đây, Bộ LĐ-TB&XH đã tăng cường các giải pháp để liên kết, kết nối các trường nghề của các tỉnh miền núi với các doanh nghiệp, góp phần tạo việc làm hiểu quả cho thanh niên dân tộc thiểu số…
Mạng lưới cơ sở giáo dục nghề còn mỏng
Ông Võ Văn Bảy, Vụ trưởng, Chánh Văn phòng Điều phối Chương trình 135, Ủy ban Dân tộc cũng cho biết, đối với việc thu hút lao động, tạo việc làm cho đồng bào DTTS, từ năm 2016 đến cuối năm 2018, có khoảng 480.000 người DTTS được học nghề, trong đó: 130.000 người (chiếm 8%) học trung cấp, cao đẳng (trong đó có 62.748 người DTTS được hỗ trợ học trung cấp, cao đẳng nội trú theo Quyết định số 53/2015/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ); 350.000 người DTTS (chiếm 21%) được hỗ trợ học nghề trình độ sơ cấp và dưới ba tháng theo chính sách của đề án 1956.
Số lao động dân tộc thiểu số được đào tạo nghề còn thấp - Hình minh họa |
Số người lao động DTTS học nghề sơ cấp và dưới ba tháng có việc làm 80% chủ yếu là tiếp tục làm nghề cũ, số người chuyển đổi sang phi nông nghiệp còn hạn chế. Số lao động người DTTS được đào tạo nghề còn thấp (chủ yếu thuộc hộ nghèo, hộ bị thu hồi đất nông nghiệp), số được đào tạo chỉ chiếm 14% trong tổng số người DTTS trong độ tuổi lao động, chủ yếu học nghề ngắn hạn. Mạng lưới cơ sở giáo dục nghề nghiệp ở vùng DTTS và MN còn mỏng.
Tuy nhiên, theo ông Bảy, việc tổ chức lớp cho đồng bào DTTS gặp nhiều khó khăn do điều kiện giao thông không thuận lợi, trình độ của đồng bào không đồng đều. Một số nơi, cách tổ chức lớp học chưa phù hợp với tập quán sản xuất, văn hóa và địa bàn nên chưa thu hút được người dân.
Nhiều địa phương chưa chú trọng công tác tuyên truyền, tư vấn, vận động người DTTS học nghề, hỗ trợ tìm kiếm việc làm, hướng dẫn vay vốn sau đào tạo và hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm, do đó tình trạng thiếu việc làm của thanh niên DTTS đang là vấn đề bức xúc, tỷ lệ thất nghiệp 5,76%, cao gấp 2,5 lần so với tỷ lệ thất nghiệp của cả nước (2,34%).
Mặc dù công tác đào tạo nghề cho người DTTS đã được quan tâm nhưng còn một số bất cập: Có giáo viên nghề gì thì dạy nghề đấy, chưa dạy được nghề theo nhu cầu của xã hội; dạy nghề chưa gắn với cơ sở sản xuất; kết quả chuyển dịch việc làm sang lĩnh vực phi nông nghiệp chưa được như mong muốn; cơ chế ưu tiên dạy nghề cho người DTTS chưa phù hợp, còn nhiều bất cập.
Chính sách về việc làm đối với DTTS thiếu đồng bộ, thường lồng ghép chung với chính sách giảm nghèo và dạy nghề; trình độ chuyên môn kỹ thuật, ý thức kỷ luật, tác phong công nghiệp, ...cũng như phong tục, tập quán của đồng bào dân tộc còn hạn chế nên khó tiếp cận các dịch vụ việc làm, nhất là đi làm việc ở nước ngoài.
Việc tổ chức lớp cho đồng bào dân tộc thiểu số gặp nhiều khó khăn do điều kiện giao thông không thuận lợi, trình độ của đồng bào không đồng đều - Hình minh họa |
Đào tạo nghề theo đơn đặt hàng
Về vấn đề tạo việc làm cho thanh niên vùng đồng bào dân tộc thiểu số, tại phiên chất vấn và trả lời chất vấn của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về thực hiện chính sách dân tộc cuối năm 2018, Bộ trưởng Bộ LĐ-TB&XH Đào Ngọc Dung cho biết, hiện chúng ta có 116 chính sách khác nhau, trong đó có 7 chính sách hỗ trợ thanh niên dân tộc miền núi học nghề và nâng cao trình độ đào tạo từ bồi dưỡng, đến sơ cấp, trung cấp
Theo Bộ trưởng Đào Ngọc Dung, việc liên kết đào tạo với doanh nghiệp để thực hiện đào tạo nghề theo đơn đặt hàng nếu làm tốt, sẽ là hướng đi đúng đắn để giải quyết việc làm cho thanh niên đồng bào dân tộc trên đại bàn. Chủ trương này thời gian qua đã được thực hiện khá hiệu quả tại Hà Giang và Điện Biên.
Bên cạnh đó, theo Bộ trưởng, cần thực hiện tốt hai chương trình mục tiêu quốc gia, trong kết nối đầu tư kinh phí cho chương trình này. Chương trình giảm nghèo và đầu tư nông thôn mới cần quan tâm nhiều đến đào tạo nghề, hỗ trợ để có việc làm cho thanh niên; tập trung đổi mới chương trình kết nối doanh nghiệp; đẩy mạnh xuất khẩu lao động cho khu vực đặc biệt khó khăn.
Thời gian tới, công tác xuất khẩu lao động cần được quan tâm nhưng phải có sự thay đổi, ví dụ đào tạo dài hơn, yêu cầu trình độ ngoại ngữ thấp hơn, lựa chọn công việc phù hợp, quan tâm đến tâm lý các thanh niên vùng đồng bào dân tộc thiểu số...
Anh Tuấn