Việc triển khai thực hiện Chương trình Mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững đã bước đầu mang lại kết quả khả quan trong việc nâng cao chất lượng đời sống cho đồng bào nghèo vùng sâu,Đẩymạnhtruyềnthônggópphầngiảmnghèobềnvữbóng đá costa rica vùng xa.
Điện Biên: Đa dạng hình thức tuyên truyền
Triển khai thực hiện Dự án Truyền thông và Giảm nghèo về thông tin, trong hai năm 2016 và 2017, Sở TT&TT Điện Biên đã sản xuất, biên tập được 6 chương trình phát thanh, phát trên các phương tiện thông tin đại chúng.
Đối với hệ thống đài truyền thanh, Sở đã chỉ đạo phát 03 buổi/ngày/tuần; in đĩa CD phát hành tới tận thôn bản, tổ dân phố và các đồn, trạm Biên phòng để tuyên truyền. Xuất bản 5 tờ rơi bằng tiếng phổ thông và tiếng Mông, phát hành rộng khắp trên địa bàn tỉnh và đặc biệt chú trọng đến đồng bào các dân tộc miền núi, vùng sâu, vùng xa, biên giới.
vietnamnet
Ảnh: Internet |
Các cơ quan báo chí, tuyên truyền của Trung ương đóng trên địa bàn và của tỉnh cũng đẩy mạnh công tác tuyên truyền bằng nhiều hình thức để tuyên truyền sâu, rộng mục tiêu, đối tượng, phạm vi, thời gian và nội dung hỗ trợ các dự án thành phần thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016-2020 trên địa bàn tỉnh.
Việc triển khai thực hiện Chương trình Mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững đã bước đầu mang lại kết quả khả quan trong việc nâng cao chất lượng đời sống cho đồng bào nghèo các dân tộc tỉnh Điện Biên; góp phần làm giảm tỷ lệ hộ nghèo toàn tỉnh từ 48,14% năm 2015 xuống còn 44,82% năm 2016.
Để nâng cao chất lượng công tác thông tin, tuyên truyền ở cơ sở, Điện Biên sẽ đẩy mạnh tuyên truyền bằng nhiều hình thức đa dạng, phong phú nhằm nâng cao nhận thức của người dân; hướng dẫn người dân tiếp cận với các chính sách giảm nghèo, vay vốn ưu đãi, tín dụng của ngân hàng, chính sách xã hội, xuất khẩu lao động và dạy nghề…Tiếp tục phát động Phong trào thi đua “Cả nước chung tay vì người nghèo” trên địa bàn toàn tỉnh; tôn vinh doanh nghiệp, tập thể cá nhân có nhiều đóng góp về nguồn lực, cách làm hiệu quả trong công tác giảm nghèo bền vững. Thực hiện lồng ghép việc tuyên tuyền chương trình giảm nghèo bền vững với các chương trình mục tiêu quốc gia, các chính sách hỗ trợ cho người nghèo khác…
Lào Cai: Chú trọng nội dung tuyên truyền
Tại Lào Cai, Sở Thông tin và Truyền thông (TT&TT) tỉnh đã sớm triển khai dự án truyền thông về giảm nghèo thông tin, tổ chức các lớp tập huấn cho cán bộ làm công tác thông tin, tuyên truyền.
Nhiều giải pháp đồng bộ tại địa phương được triển khai nhằm đẩy mạnh công tác tuyên truyền theo nội dung Chương trình mục tiêu Quốc gia Giảm nghèo bền vững, trong đó chú trọng các nội dung: chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của nhà nước về đào tạo nghề; vị trí, vai trò của đào tạo nghề cho lao động nông thôn; các mô hình dạy nghề gắn với giải quyết việc làm có hiệu quả; xây dựng nông thôn mới và giảm nghèo bền vững; cung cấp thông tin thị trường hàng hóa, hỗ trợ việc tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp; tư vấn học nghề, việc làm miễn phí;…phổ biến kinh nghiệm hay, cách làm hợp lý, những gương điển hình về giảm nghèo thành công, hướng dẫn ứng dụng khoa học tiến bộ trong sản xuất kinh tế góp phần xóa đói, giảm nghèo bền vững.
vietnamnet
Sở TT&TT tỉnh đã chỉ đạo tăng cường nội dung thông tin, ấn phẩm báo chí, xuất bản phẩm về nông thôn, vùng núi, vùng đồng bào các dân tộc thiểu số nhằm nâng cao khả năng tiếp cận thông tin của người dân;
Đặc biệt chú trọng nâng cao hiệu quả hoạt động của các Điểm bưu điện văn hóa xã. Tiếp tục đầu tư, nâng cấp hệ thống truyền thanh cơ sở.Đào tạo, hướng dẫn cách biên tập tin, bài tuyên truyền trên trạm truyền thanh về việc hướng dẫn sản xuất, chăn nuôi, phát triển kinh tế, xã hội góp phần xóa đói, giảm nghèo ở địa phương. Hỗ trợ kinh phí phát sóng các chương trình phát thanh, truyền hình hướng dẫn sản xuất, chăn nuôi, phát triển kinh tế, xã hội góp phần xóa đói, giảm nghèo.
Trong 2 năm (2016 - 2017) Lào Cai đã tổ chức thành công cuộc thi về chủ đề “Xây dựng nông thôn mới”. Năm 2017 hỗ trợ Đài TT-TH các huyện 30a (Bắc Hà, Mường Khương, Si Ma Cai), các huyện 30b (Bát Xát, Văn Bàn, Sa Pa) phát sóng 86 chương trình phát thanh và 46 chương trình truyền hình; phối hợp với đài PTTH tỉnh xây dựng 05 chương trình phát thanh tuyên truyền các vấn đề liên quan đến nông nghiệp, nông thôn và nông dân về việc ứng dụng khoa học, kỹ thuật vào phát triển kinh tế, cuộc sống hằng ngày phát trên đài PT-TH tỉnh và in sao đĩa gửi về các trạm truyền thanh xã để tuyên truyền.
Mạng lưới bưu chính, viễn thông vươn tới vùng sâu, vùng xa; mạng lưới điện thoại di động được phủ sóng rộng khắp trên toàn tỉnh với trên 1.400 trạm thông tin di động. 700.000 thuê bao điện thoại với mật độ 105 thuê bao/100 dân. 100% số xã đã có kết nối cáp quang đảm bảo thông tin liên lạc thông suốt phục vụ chính quyền và nhân dân.
Hiện, Lào Cai có 164/164 xã, phường, thị trấn có trạm truyền thanh và 1.605 cụm loa truyền thanh thôn, bản. Toàn tỉnh có 32.000 thuê bao sử dụng dịch vụ truyền hình cáp; 18.000 thuê bao sử dụng dịch vụ MyTV. Tỷ lệ hộ dân nghe được Đài Tiếng nói Việt Nam đạt 97%, xem được truyền hình Việt Nam và truyền hình Lào Cai đạt 90%, nghe được chương trình phát thanh địa phương đạt 95%; 80% hộ dân có thiết bị xem truyền hình.
N.H