Nền tảng livestream Make in Viet Nam cạnh tranh cùng khối ngoại
Bên cạnh các tên tuổi ngoại,ịtrườnglivestreamViệtNamxuấthiệntaychơimớkết qua bong da y thị trường truyền hình trực tuyến (livestream) Việt Nam mới đây vừa xuất hiện một “tay chơi” mới, đó là Tổng Công ty Truyền hình Cáp Việt Nam (VTVCab). Theo đó, VTVCab đã kết hợp với AfreecaTV (Hàn Quốc) để thử nghiệm cho ra đời một nền tảng livestream tương tác mới với tên OnLive.
Cùng với OnSport, OnFootball, OnPlus…. OnLive là sản phẩm mang tính chiến lược nằm trong hệ sinh thái thể thao, giải trí đồ sộ của VTVCab. Đây là nền tảng livestream đầu tiên ở Việt Nam sẵn sàng đầu tư chi phí mua bản quyền phát sóng các chương trình giải trí độc quyền và chia sẻ quyền khai thác miễn phí cho cộng đồng người dùng.
Về phía các nhà sáng tạo nội dung (streamer/creators), OnLive cung cấp công cụ, nguồn lực và dịch vụ hỗ trợ để giúp họ tạo ra những nội dung chất lượng, độc quyền trên nền tảng. Đây cũng là cách VTVCab hướng tới nhằm phát triển nguồn nội dung livestream độc quyền.
Ngoài nội dung, OnLive còn tập trung phát triển các tính năng tương tác trên sóng livestream. Theo đó, OnLive cho phép người xem được tự do lựa chọn và điều khiển phiên stream bằng tính năng ‘Interactive - Tương tác trực tuyến’.
Nền tảng này giúp người xem có thể tham gia tương tác với streamer bằng cách đặt câu hỏi, bình luận hoặc gửi quà tặng cho các nhà sáng tạo nội dung. OnLive ưu tiên đưa người dùng vào vị trí quyết định hướng diễn biến, phát triển nội dung của phiên “live”.
Sở hữu khoảng 20 triệu thuê bao, VTVCab được biết đến là trung tâm sản xuất và phân phối nội dung độc quyền trong lĩnh vực thể thao, esport, các chương trình giải trí, âm nhạc, giáo dục….
Hồi đầu năm, “ông lớn” truyền hình này vừa bắt tay hợp tác với VNPT để thúc đẩy dịch vụ truyền hình di động. Giờ đây VTVCab đang cho thấy hướng đi tiếp theo của mình khi theo đuổi xu hướng truyền hình tương tác, truyền hình trực tuyến.
Theo VTVCab, nền tảng livestream của doanh nghiệp này đã chính thức chạy phiên bản thử nghiệm Close Beta trên cả 2 nền tảng website và ứng dụng. Trong giai đoạn đầu, OnLive sẽ bắt tay vào công cuộc chinh phục thị trường với việc nắm bản quyền LCK – giải đấu game Liên Minh Huyền Thoại của Hàn Quốc.
Việt Nam có nhiều cơ hội để phát triển kinh tế Livestream
Tại Trung Quốc, công nghiệp livestream đang trở thành một ngành kinh tế mới. Đó là live commerce - một hình thức kết hợp giữa livestream và thương mại điện tử. Dù phát triển sau Trung Quốc khoảng 3-5 năm, thế nhưng ngành công nghiệp livestream tại Việt Nam đang có nhiều dấu ấn tích cực.
Trên thế giới, livestream được đánh giá là ngành công nghiệp tỷ USD. Tại thị trường Việt Nam, livestream cũng đang phát triển nhanh chóng với sự cạnh tranh khốc liệt của nhiều tên tuổi lớn như Youtube Gaming, TikTok, Facebook Live…
Thực tế cho thấy, livestream đang trở thành kênh bán hàng phổ biến và dễ tiếp cận với mọi thành phần trong xã hội. Không chỉ người trẻ, nhiều hộ gia đình nông dân Việt Nam bắt đầu livestream để bán hàng trên mạng. Hiệu quả của cách làm này đã được chứng minh thông qua nhiều chiến dịch tiêu thụ vải thiều tại Bắc Giang.
Trước đó, sàn thương mại điện tử Voso cũng đã giúp người nông dân tiêu thụ nông sản bằng hình thức livestream. Chỉ khác là, thay vì livestream trên Facebook, Voso để những người nông dân livestream trên chính nền tảng mà mình phát triển.
Theo các chuyên gia, ngành công nghiệp streaming tại Việt Nam vẫn còn nhiều tiềm năng và mới bắt đầu bước vào giai đoạn bùng nổ nhờ những thuận lợi về dân số trẻ, nhu cầu giải trí cao, sự đầu tư và cạnh tranh của các nền tảng.
Là một ngành kinh tế mới, hiện vẫn chưa có nhiều hành lang pháp lý để hỗ trợ sự phát triển và quản lý ngành công nghiệp livestream. Đây cũng là lý do trong dự thảo Nghị định thay thế Nghị định số 72/2013/NĐ-CP và Nghị định số 27/2018/NĐ-CP về quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ Internet và thông tin trên mạng, Bộ TT&TT đã bổ sung nhiều quy định nhằm quản lý hoạt động livestream và bảo vệ người dùng mạng xã hội Việt Nam.
Một trong những điểm nổi bật của Nghị định này là quy định tổ chức, doanh nghiệp khi cung cấp dịch vụ mạng xã hội trong nước phải đảm bảo, chỉ những người dùng đã cung cấp đầy đủ, chính xác thông tin cá nhân theo quy định mới được đăng tải thông tin (viết bài, bình luận, livestream) và chia sẻ thông tin trên mạng xã hội.
Đối với quyền và nghĩa vụ của người dùng mạng xã hội, tài khoản, trang cộng đồng, kênh nội dung, nhóm cộng đồng trên mạng xã hội khi cung cấp thông tin dưới hình thức livestream phải tuân thủ quy định về pháp luật chuyên ngành.
Mạng xã hội minh bạch và có phép mới được livestreamTrong dự thảo Nghị định mới, Bộ TT&TT đã bổ sung nhiều quy định nhằm quản lý hoạt động livestream và bảo vệ người dùng mạng xã hội Việt Nam.