Điều này được chia sẻ tại sự kiện khai mạc Techfest vùng Tây Nguyên và Duyên hải Nam Trung Bộ do Bộ Khoa học và Công nghệ phối hợp với UBND tỉnh Lâm Đồng tổ chức ngày 31/10 tại TP Đà Lạt.
Bà Võ Thị Hảo,ụctiêucủakhởinghiệpkhôngchỉthuầntúylàconđườngkiếmsốhôm nay có bóng đá ko Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Lâm Đồng |
Sự kiện nhằm mục đích thúc đẩy liên kết các thành phần của Hệ sinh thái khởi nghiệp sáng tạo vùng (doanh nghiệp khởi nghiệp, trường đại học, viện nghiên cứu, quỹ đầu tư, tổ chức hỗ trợ khởi nghiệp,..) với Hệ sinh thái quốc gia và quốc tế; tạo dựng và lan tỏa tinh thần khởi nghiệp sáng tạo của các bạn trẻ tại địa phương. Đây là dịp để quảng bá các sản phẩm, dự án khởi nghiệp đổi mới sáng tạo của các startup trong vùng; tôn vinh các tổ chức, cá nhân thành công trong khởi nghiệp đổi mới sáng tạo, tạo sự lan tỏa trong cộng đồng.
Trong bài phát biểu khai mạc sự kiện, bà Võ Thị Hảo, Giám đốc Sở KH&CN Lâm Đồng chia sẻ: “Có thể nói chưa bao giờ khát vọng khởi nghiệp lại cháy bỏng trong mỗi chúng ta như bây giờ. Ai trong chúng ta cũng muốn tạo dựng được một sự nghiệp vững chắc cho bản thân, gia đình và đóng góp cho xã hội, nhưng mục tiêu của khởi nghiệp không chỉ thuần túy là một con đường kiếm sống, tạo dựng sự nghiệp mà còn là một triết lý sống, khẳng định mình, thử thách bản thân, kiểm tra giới hạn tiềm tàng của chúng ta”.
Khu Trưng bày sản phẩm, dự án tại Techfest vùng Tây nguyên và Duyên hải Nam Trung bộ 2019. |
Bà Hảo thông tin, để tạo môi trường thuận lợi thúc đẩy phong trào khởi nghiệp quốc gia, thực hiện chủ trương của Chính phủ về khởi nghiệp đổi mới sáng tạo, ngày 18/4/2017, UBND tỉnh Lâm Đồng đã phê duyệt Đề án hỗ trợ khởi nghiệp trên địa bàn tỉnh đến năm 2020. Đề án là cơ chế khung để hỗ trợ cho các cá nhân, doanh nghiệp khởi nghiệp nhằm thực hiện mục tiêu có hơn 10.000 doanh nghiệp được thành lập và hoạt động vào năm 2020, trong đó có nhiều doanh nghiệp hình thành từ mô hình khởi nghiệp.
Techfest vùng Tây nguyên và Duyên hải Nam Trung bộ có nhiều hoạt động sôi nổi như Hội thảo Kết nối đầu tư giữa startup với doanh nghiệp, nhà đầu tư; Trưng bày sản phẩm và dự án startup của vùng. Tại sự kiện cũng diễn ra cuộc thi “Tìm kiếm tài năng khởi nghiệp đổi mới sáng tạo vùng Tây Nguyên và Duyên hải Nam Trung Bộ”.
Theo bà Hảo, không có hệ sinh thái khởi nghiệp địa phương nào có thể tồn tại độc lập, mà cần có sự kết nối chặt chẽ với các địa phương trong vùng, giữa các vùng trong nước và giữa trong nước với quốc tế. Đối với các tỉnh, thành phố có nhiều liên kết chặt chẽ và các mối quan hệ bổ trợ lẫn nhau như vùng Tây Nguyên và Duyên hải Nam Trung bộ thì việc liên kết để cùng phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp là vô cùng cần thiết.
“Đây không chỉ là sân chơi cho các doanh nghiệp khởi nghiệp có mô hình kinh doanh mới, có khả năng tăng trưởng nhanh, mà đây còn là những địa chỉ tin cậy để kết nối thông tin trong mạng lưới khởi nghiệp của cả nước”, bà Hảo nói.
Ông Trần Văn Quang, Phó Vụ trưởng Vụ Phát triển KH&CN địa phương, Bộ KH&CN |
Ông Trần Văn Quang, Phó Vụ trưởng Vụ Phát triển KH&CN địa phương, Bộ KH&CN cho rằng, trong giai đoạn tiếp theo khi hoạt động khởi nghiệp sáng tạo tập trung vào chiều sâu, cần tăng cường hơn nữa sự hình thành và phát triển mô hình liên kết giữa các tổ chức hỗ trợ; trường đại học, viện nghiên cứu; tổ chức thúc đẩy kinh doanh; nhà đầu tư và doanh nghiệp khởi nghiệp đổi mới sáng tạo tại địa phương, vùng Tây Nguyên và Duyên hải Nam Trung Bộ, trên cả nước và cả quốc tế.
Hải Nguyên
Sáng 22/10, Chợ Công nghệ - thiết bị và Ngày hội Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo vùng Đồng bằng sông Cửu Long 2019 (Techmart - Techfest Mekong 2019) đã khai mạc tại TP Cần Thơ.