Xác định chuyển đổi số cấp xã là mục tiêu quan trọng cần được thực hiện hiệu quả,ảngNinhđẩynhanhchuyểnđổisốcấpxãsoi kèo chelsea vs crystal thời gian qua, nhiều nội dung, giải pháp về chuyển đổi số tại các xã, phường, thị trấn của tỉnh được triển khai nghiêm túc tạo ra các tiện ích phục vụ nhu cầu cuộc sống của nhân dân.
Là đơn vị hành chính ở trung tâm huyện Vân Đồn, thị trấn Cái Rồng tiên phong trong việc tin học hóa, ứng dụng phần mềm trong việc thực hiện công việc chuyên môn, điều hành, quản lý CBCCVC-LĐ.
Mới đây, trên địa bàn thị trấn đã triển khai ứng dụng công dân số thị trấn Cái Rồng trên Smartphone dành cho người dân và khách du lịch.
Thông qua ứng dụng số này, người sử dụng có thể tìm kiếm các nhà hàng, mua sản phẩm OCOP, dịch vụ taxi. App Thị trấn Cái Rồng còn là một công cụ để kết nối chính quyền với người dân, khách du lịch khi tích hợp tính năng phản ánh hiện trường kèm theo hình ảnh, video clip về những vấn đề bất cập cần hỗ trợ xử lý trên địa bàn.
Ông Châu Văn Huân, Bí thư, Trưởng khu 8 (thị trấn Cái Rồng, huyện Vân Đồn) chia sẻ: Từ khi có app công dân số Thị trấn Cái Rồng thì hiệu quả tương tác giữa người dân với cơ quan chính quyền rất hữu dụng, người dân với chính quyền không gặp nhau nhưng hiệu quả công việc vẫn đảm bảo giải quyết, các phản ánh của người dân gửi qua app là có phản hồi rất rõ ràng.
Theo anh Nguyễn Đăng Kiếm, Phó Chủ tịch UBND thị trấn Cái Rồng (huyện Vân Đồn), việc xử lý các phản ánh hiện trường của người dân qua app Thị trấn Cái Rồng đã được xây dựng thành quy trình.
Sau khi hệ thống tiếp nhận phản ánh hiện trường sẽ được chuyển đến cho đồng chí Chủ tịch UBND thị trấn, phân công chuyển cho các ngành tham mưu trả lời người dân trên app đúng lịch, đúng thời gian quy định.
Hiện việc ứng dụng công nghệ số được các xã, phường đẩy mạnh nhằm cải cách hành chính trong cơ quan nhà nước và các hoạt động giao dịch của nhân dân, đem lại giá trị hưởng thụ để người dân hưởng ứng và tham gia trải nghiệm các ứng dụng, tiện ích số hướng đến việc xây dựng xã hội số.
Trong thời gian qua, rất nhiều mô hình chuyển đổi số cấp xã đã phát huy hiệu quả thiết thực, như: Camera ứng dụng trí tuệ nhân tạo trên địa bàn các phường Nam Khê, Quang Trung (TP Uông Bí) và các xã Hải Lạng, Đồng Rui, Yên Than, Tiên Lãng, Đông Ngũ, Đông Hải (huyện Tiên Yên); hệ thống hội nghị truyền hình trực tuyến tại phường Yên Giang (TX Quảng Yên); hệ thống truyền thanh thông minh tại các xã Hạ Long, Đông Xá (huyện Vân Đồn)…
Cùng với tăng cường ứng dụng công nghệ số, cấp xã, phường trên địa bàn tỉnh tăng cường tuyên truyền để người dân hiểu rõ lợi ích của chuyển đổi số, thiết lập thói quen giao dịch online và sử dụng thiết bị thông minh như một công cụ thiết yếu, phục vụ trực tiếp cho đời sống, điển hình: Sử dụng mã QR trong tra cứu thông tin thủ tục hành chính hay thanh toán không dùng tiền mặt; sử dụng ứng dụng chữ ký số cá nhân giải quyết thủ tục hành chính; livestream bán các sản phẩm OCOP….
Đẩy mạnh chuyển đổi số cấp xã, phường là cách tiếp cận gần dân nhất để mang lại những lợi ích thiết thực cho người dân. Mục tiêu chính là đổi mới căn bản, toàn diện công tác lãnh đạo, chỉ đạo, quản lý, điều hành, phục vụ của các cơ quan cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp, người dân và địa phương hướng tới việc nâng cao hiệu quả và tiện ích của các hoạt động xã hội, kinh doanh, xây dựng xã hội số.
Ngoài ra, thời gian qua, tỉnh còn quan tâm đầu tư hạ tầng viễn thông, đường truyền mạng internet tốc độ cao, phủ lõm sóng, mạng internet diện rộng.
Hiện sóng di động 4G đã được phủ sóng đạt 99,96% toàn tỉnh, người dân tại các xã vùng sâu, vùng xa, biên giới, người dân tộc thiểu số đều dễ dàng tiếp cận với các hoạt động chuyển đổi số.
Với những giải pháp tích cực, công tác chuyển đổi số cấp xã, phường trên địa bàn tỉnh ngày càng đi vào chiều sâu, đem lại hiệu quả thiết thực, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội địa phương.
Theo Việt Hưng (Báo Quảng Ninh)