Chiều cuối tháng 11,ườiđànôngUchămchákết quả perth sc sau một ngày trôngcháu nội 8 tuổi truyền hóa chất, ông Nguyễn Văn Chung lại đưa một số bệnh nhi cùng người nhà sang bệnh viện Ung bướu Đà Nẵng xạ trị.
"Ngoài chăm cháu, tôi còn làm tình nguyện viên ở bệnh viện này", ông Chung nói.
Nhiều ngườinhà bệnh nhân làdân tộc thiểu số, không biết chữ nên gặp khó trong quá trình làm thủ tục nhập viện. Những lúc như vậy, ông Chung lại đứng ra giúp họ giải quyết.
Nhìn dáng vẻ nhanh nhẹn, tươi trẻ của người đàn ông U70, khó đoán trong ông ngổn ngang tâm sự. Ông Chung từng làm trong ngành thủy lợi. Vợ chồng con trai ông làm kinh doanh, công việc thuận lợi. Cuộc sống đang ấm êm thì năm 2020, con trai ông đột ngột mất vì đột quỵ.
"Lúc đó tôi tưởng không thể gượng nổi. Con trai là trụ cột, chỗ dựa của cả gia đình", người cha nói.
Vì hưởng trợ cấp một lần khi nghỉ việc, giờ ông Chung không có lương hàng tháng. Chồng mất, con dâu ông cũng phải đi làm cả ngày để có thu nhập. Vợ chồng ông ở nhà chăm cháu.
Giữa tháng 4 năm nay, bé cháu nội ông đột nhiên kêu đau đầu. Đưa cháu đi khám, ông Chung biết đứa trẻ bị ung thư máu.
"Tui không tài giỏi gì đâu, suy sụp lắm nhưng phải mạnh mẽ làm chỗ dựa cho con cháu. Tui ra ngoài cầu thang, khóc một trận cho đã, rồi vào lại cười vui vẻ", ông nói.
Người đàn ông U70 nhận mình là một "diễn viên có năng khiếu", có thể khóc, cười, che giấu cảm xúc rất nhanh để người xung quanh khỏi bận lòng.
Ông quyết định đưa cháu đến bệnh viện Phụ sản - Nhi Đà Nẵng điều trị, vì tên gọi của viện không có hai chữ "ung bướu" hay "ung thư". Ông cũng tin liệu pháp tinh thần quan trọng với bệnh nhi, lúc nào cũng bày trò để lũ trẻ vui, cười. ''Người ngoài nhìn tui có khi tưởng điên, vì lúc nào tui cũng hát, nhảy hiphop'', ông Chung nói.
Bác sĩ Trần Văn A, Phó khoa Nhi Tổng hợp, bệnh viện Phụ sản- Nhi Đà Nẵng cho biết cháu ông Chung bị dị ứng nặng với một loại thuốc điều trị phải dùng thường xuyên. Vì vậy, thay vì chỉ mất vài phút truyền vào cơ thể, bé phải truyền lượng rất nhỏ, mỗi lần truyền mất hơn 10 tiếng. Các bác sĩ và ông nội bé phải túc trực và theo dõi sát sao.
Đợt gần đây nhất, bé phải truyền bốn lần thuốc một tuần, đêm nào ông Chung cũng thức cùng cháu đến 2h sáng. "Ông là người lớn tuổi nhất chăm bệnh nhân ở khoa, nhưng hiểu biết và hợp tác với bác sĩ nên cháu có biểu hiện gì bất thường đều kịp thời xử trí'', bác sĩ A nói.
Khó nhất với ông Chung là những ngày cháu truyền hóa chất, ăn vào là ói. Dẫu dỗ dành, ông cũng không giúp gì được. ''May mắn là cháu nghe lời mẹ, đến bữa, con dâu sẽ tạm nghỉ làm, chạy vào viện dỗ cho bé ăn'', ông kể.