Tư duy doanh nhân sẽ quyết định cách mà trẻ đối mặt với thế giới. Dưới đây là 6 cách để đảm bảo rằng con bạn sẽ có được tư duy này.
1. Đặt ra 3 mục tiêu chính
Bạn nên đề nghị trẻ viết ra 3 mục tiêu quan trọng nhất. Có thể là được vào đội bóng chày,áchdạycontưduydoanhnhâdiễn biến chính newcastle gặp tottenham cải thiện điểm số môn toán hay cải thiện khả năng đọc. Sau đó, hãy hỏi trẻ xem sẽ làm gì để đạt được những mục tiêu này. Khuyến khích trẻ suy nghĩ về một cách tiếp cận dần dần những mục tiêu. Viết mục tiêu ra giấy là cách giúp trẻ có động lực để thực hiện.
2. Giúp trẻ giải quyết vấn đề
Giúp trẻ xác định các vấn đề trong cuộc sống của mình, sau đó tìm hướng giải quyết là một cách hay để dạy trẻ khả năng tự quản. Vấn đề của trẻ có thể là mối quan hệ với bạn bè, những khó khăn trong việc hoàn thành bài tập về nhà, hoặc khó khăn khi phải quyết định mặc cái gì đến trường.
3. Dạy trẻ giá trị của tiền bạc
Khuyến khích trẻ học về giá trị của tiền bạc và chi tiêu khôn ngoan, vì quản lý tiền bạc là một kỹ năng sống cần thiết. Cách tốt nhất là đưa trẻ tới một khu mua sắm đang giảm giá. Thường thì ở đây sẽ có một đống đồ trẻ con và trẻ có thể kiếm được những món hời.
Tiếp theo, hãy giúp trẻ có thêm tiền tiêu vặt bằng cách trả công cho trẻ khi làm việc nhà. Những việc này phải là những công việc đặc biệt, khác với những việc thông thường mà trẻ không được trả công. Với số tiền nhận được, bạn có thể đưa trẻ tới ngân hàng và khuyến khích trẻ mở tài khoản, bắt đầu tiết kiệm ngay khi đủ tuổi.
Khi trẻ tới tuổi “teen”, hãy nói chuyện với trẻ về việc đầu tư tiền và cách làm tiền sinh lời trong tương lai. Hãy bàn với trẻ về cách sử dụng phiếu giảm giá, tiết kiệm tiền mua sắm.
4. Dạy trẻ về sự thất bại
Hãy dạy trẻ rằng sẽ có những bài học rút ra từ thất bại ở bất cứ lĩnh vực nào trong cuộc sống. Và đó là cách lý tưởng để dạy trẻ tư duy kinh doanh đúng đắn.
Đây là một số cách mà bạn có thể làm: Không phạt nếu trẻ đạt điểm kém. Sẽ tốt hơn nhiều nếu cùng trẻ phân tích chuyện gì đã xảy ra, nguyên nhân và cách khắc phục thay vì đổ lỗi cho ai đó.
5. Dạy về truyền thông
Giao tiếp mặt đối mặt rất cần thiết trong các mối quan hệ kinh doanh và cá nhân. Hãy giới hạn việc trẻ sử dụng điện thoại, kể cả tin nhắn để giao tiếp.
Hãy đề nghị trẻ nói chuyện với bạn và khuyến khích trẻ tỏ ra lịch sự, tôn trọng và giao tiếp bằng mắt. Đề nghị trẻ luyện tập viết email cho bạn để trẻ không bị ảnh hưởng quá nhiều bởi cách viết tắt của tuổi “teen”.
6. Khuyến khích trẻ học tập
Trẻ thích học những điều mới mẻ và tính tò mò này sẽ kéo dài suốt đời nếu nó được khơi dậy ngay từ khi còn nhỏ. Cùng trẻ chơi những trò chơi kích thích trí tò mò có thể giúp phát triển trí thông minh từ nhỏ. Bạn có thể nhận ra sự khác biệt ở những đứa trẻ được khuyến khích học tập, đọc sách và khám phá.
Xem thêm:
Phản ứng tuyệt vời của bố khi con trai chọn búp bê