Bà Trương Thị Bích Hạnh,ựhàotruyềnthốngvẻsoi kèo malaysia Ủy viên Thường vụ, Trưởng ban Tuyên giáo Tỉnh ủy trao cờ lưu niệm cho các trưởng đoàn tham gia hội thi Cán bộ tuyên giáo giỏi tỉnh Bình Dương lần thứ I, năm 2022. Ảnh: QUỐC CHIẾN
Mặt trận quan trọng hàng đầu
Ngay sau ngày thành lập, Đảng đã đặc biệt coi trọng lãnh đạo công tác tư tưởng, chính trị, xem đây là mặt trận quan trọng hàng đầu của cách mạng. Đây chính là cơ sở cốt lõi để Ban Cổ động và Tuyên truyền Trung ương ra đời, tiền thân của Ban Tuyên giáo (BTG) Trung ương ngày nay. Thông qua tuyên truyền Chánh cương vắn tắt, Sách lược vắn tắt và đường lối cứu nước, Đảng ta đã phát động phong trào đấu tranh cách mạng sôi nổi, đỉnh cao là các hoạt động kỷ niệm Ngày Quốc tế Lao động (1-5) được dấy lên rộng khắp trong cả nước.
Hưởng ứng chủ trương của Đảng, hàng trăm cuộc đấu tranh của công nhân, nông dân, binh lính đã nổ ra quyết liệt trên nhiều tỉnh, thành phố khiến bọn thực dân và tay sai lúng túng, lo sợ; quần chúng phấn khởi, tin tưởng tìm đến với Đảng, với cách mạng; cao trào cách mạng trong cả nước đã được mở ra, mà đỉnh cao là Xô Viết Nghệ Tĩnh. Tập tài liệu Ngày Quốc tế đỏ do Ban Cổ động và Tuyên truyền của Đảng Cộng sản Việt Nam xuất bản ngày 1-8-1930 nhằm giải thích nguồn gốc chiến tranh đế quốc, kêu gọi chống chiến tranh, bảo vệ hòa bình, bảo vệ Liên bang Xô viết, ủng hộ phong trào giải phóng dân tộc, kêu gọi binh lính đoàn kết với nhân dân hưởng ứng cuộc đấu tranh chống chiến tranh đế quốc. Đây là tài liệu sớm nhất còn lưu lại cho đến nay đề rõ Ban Cổ động và Tuyên truyền của Đảng Cộng sản Việt Nam ấn hành. Tài liệu này khi vừa được phát hành đã có tác động rộng rãi trong xã hội bấy giờ. Ngày 1-8-1930 vì vậy đã trở thành dấu mốc quan trọng, có ý nghĩa quan trọng trong CTTG của Đảng.
“Đi trước, mở đường”
Ngược dòng lịch sử, trên địa bàn Thủ Dầu Một (Bình Dương ngày nay), kể từ khi thành lập chi bộ Bình Nhâm - chi bộ Đảng Cộng sản đầu tiên trên vùng đất Thủ Dầu Một và nhất là từ mùa xuân năm 1936, khi Tỉnh ủy lâm thời Thủ Dầu Một được thành lập, công tác tuyên truyền, huấn luyện cách mạng đã được các tổ chức Đảng tại địa phương đặc biệt chú trọng.
Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy tổng kết hoạt động năm 2021, triển khai phương hướng, nhiệm vụ năm 2022. Ảnh: QUỐC CHIẾN
Để đáp ứng yêu cầu phát triển của cách mạng, ngày 10- 5-1949, Ban Tuyên huấn Thủ Dầu Một được thành lập theo Chỉ thị của Xứ ủy Nam bộ. Đây là mốc son lịch sử, đánh dấu sự phát triển trong lĩnh vực công tác tư tưởng, tuyên giáo của Đảng bộ Thủ Dầu Một. Ngay sau khi thành lập, trong hoàn cảnh hết sức khó khăn về phương tiện vật chất, nhưng ngành tuyên huấn của tỉnh đã nỗ lực thực hiện nhiệm vụ xây dựng Đảng về mặt chính trị tư tưởng, góp phần động viên tư tưởng và tinh thần quân dân địa phương qua hai thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ.
Trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc từ năm 1975 đến nay, ngành Tuyên giáo với chức năng là cơ quan tham mưu cho cấp ủy về công tác xây dựng Đảng thuộc các lĩnh vực chính trị, tư tưởng, tuyên truyền, giáo dục lý luận, khoa giáo, văn hóa văn nghệ, biên soạn lịch sử Đảng bộ, đã bám sát chủ trương, đường lối của Đảng, nhiệm vụ chính trị của địa phương, không ngừng đổi mới về nội dung và phương thức hoạt động để đưa chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước đến với cán bộ, đảng viên và nhân dân; đồng thời hoàn thành tốt nhiệm vụ đấu tranh chống âm mưu “diễn biến hòa bình” của các thế lực thù địch trên lĩnh vực tư tưởng - văn hóa; chống suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, góp phần giữ gìn ổn định chính trị, xã hội trên địa bàn tỉnh.
Đặc biệt, trong 25 năm xây dựng và phát triển của tỉnh Bình Dương, CTTG đã góp phần to lớn vào nhiệm vụ xây dựng Đảng bộ tỉnh mạnh về chính trị, tư tưởng, tổ chức và đạo đức. Việc ban hành các nghị quyết, đề án về công tác chính trị, tư tưởng qua các giai đoạn đã tạo bước chuyển biến quan trọng trên các lĩnh vực tuyên giáo.
Bà Trương Thị Bích Hạnh, Ủy viên Thường vụ, Trưởng BTG Tỉnh ủy, cho biết vinh dự và tự hào trước những thành tựu to lớn đó, những người làm CTTG càng ý thức được trách nhiệm nặng nề nhưng rất vẻ vang. Trong bối cảnh hiện nay, tình hình thế giới và khu vực tiếp tục diễn biến phức tạp, khó lường; thiên tai, dịch bệnh, đặc biệt là đại dịch Covid-19 đã và đang ảnh hưởng nghiêm trọng đến mọi mặt đời sống xã hội; cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 với sự bùng nổ của thông tin đa chiều trên không gian mạng, cộng với sự gia tăng các hoạt động tuyên truyền, chống phá Đảng và Nhà nước ta của các thế lực thù địch, phản động… đòi hỏi ngành Tuyên giáo phải không ngừng đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động, kịp thời định hướng, giải đáp đúng và trúng những vấn đề đặt ra trong đời sống xã hội. Mỗi cán bộ ngành Tuyên giáo từ tỉnh đến cơ sở phải thật sự năng động, nghiêm túc, khoa học, có năng lực tập hợp, rèn luyện kỹ năng nói, viết thuyết phục, luôn thấm nhuần sâu sắc truyền thống vẻ vang của ngành về sứ mệnh “đi trước, mở đường”, góp phần thực hiện thắng lợi sự nghiệp đổi mới đất nước và hoàn thành mục tiêu xây dựng Bình Dương trở thành đô thị thông minh, giàu đẹp và nâng cao mức sống vật chất, tinh thần cho người dân.
Những đóng góp to lớn của ngành Tuyên giáo của tỉnh đã được Đảng, Nhà nước ghi nhận bằng nhiều phần thưởng cao quý, như Huân chương Lao động hạng nhất và Huân chương Độc lập hạng ba; được Thủ tướng Chính phủ, Tỉnh ủy, UBND tỉnh tặng cờ thi đua và nhiều phần thưởng cao quý khác.