Đa số bạn đọc đều cho rằng,ọcsinhtoànđiểmnênvuihaybuồtrận burnley thực trạng mà bài báo nêu ra là rất đúng. Ở địa phương nào cũng thế, vấn đề điểm số cao chót vót là một thực trạng. Không phải bây giờ học sinh giỏi hơn trước mà là do bệnh thành tích trong học đường tạo nên.
Các lớp đều thi đua nhau, lớp này không chịu kém cạnh lớp kia về điểm số. Bạn Quoc Khanh (Email: [email protected]) lo lắng:
“Tôi cũng thấy lo lắng. Con gái tôi học rất chăm chỉ, đi học về là vào bàn ngồi học tiếp. Điểm trung bình đa số 9 và 10. Đứng hạng 11. Trong lớp chỉ có 2 bạn trong bình, mười mấy bạn khá, còn lại giỏi hết. Tôi cũng tin tưởng vào học lực của con nhưng số điểm các môn cao ngất như thế mà thời tôi đi học chỉ có một hai bạn trong toàn khối mới đạt được và đạt danh hiệu học sinh xuất sắc. Học sinh giỏi thì trong mỗi lớp cũng chỉ có 1 - 2 bạn là nhiều”.
Bạn Liên Hoa (Email: [email protected]) so sánh:
“Năm 1972, cả lớp tôi (ở thành phố) tổng kết năm mới có 1 người được 7.5 là học sinh xuất sắc, suýt được 2 người, kẻ đó là tôi 7.2 nhưng cũng chỉ là học sinh tiền tiến, học sinh khá thì được vài tên. Chắc thời đó thầy cô giáo dốt nên trò cũng dốt hay sao. Còn thời nay, toàn thầy cô giỏi, học sinh cũng giỏi??? Nên toàn điểm 10, điểm 9 chỉ là chuyện thường”!
Có bạn còn hài hước cho rằng “Sao trong vòng 1-2 thập kỷ mà trí tuệ người Việt tăng nhanh thế? Ngày xưa tôi cũng là học sinh giỏi Văn cấp tỉnh mà chưa bao giờ có điểm 9 văn. Giờ thấy văn 9, 10 nhan nhản nên thấy lạ”.
Mà thực trạng trên hầu như là phổ biến khắp cả nước. Bạn Trung Đài
(Email: [email protected]) đã lý giải vì sao có hiện tượng trên và đưa ra giải pháp: “Văn mẫu, toán mẫu, môn nào cũng mẫu ... đề ra kiểu học vẹt nhằm vào mục đích thuộc lòng không đề cao ý tưởng mới, sáng tạo vì vậy kết quả tất yếu điểm 9 và 10. Hãy thay đổi cách ra đề thi, kiểm tra tránh học vẹt, đề cao cái mới, sáng tạo. Ví dụ bài toán có nhiều cách giải học sinh nào giải theo cách thầy cô dạy chỉ đạt 5 điểm còn ai giải cách khác mà vẫn ra đúng đáp số cho điểm 8,9 sẽ khác ngay. Ngày xưa văn tả con gà trống màu đỏ đuôi dài màu đen đỏ nếu em nào viết đúng vậy sẽ được điểm đạt, tức 5 điểm em nào tả con gà trống mà em quan sát được tả thật mới được điểm cao”....
Căn cứ vào điểm số cao hay thấp để đánh giá, khen thưởng... cũng là những nguyên nhân các trường chạy theo thành tích. Cũng giống như chuyện bằng cấp, đúng là cần bằng cấp nhưng bằng cấp thực chất chứ không phải chức đó cần bằng cấp này, chứng chỉ kia thi người ta sẽ chạy. Bạn Bui Sung (Email: [email protected]) cho rằng hạn chế điều trên cần học theo cách làm của nhiều nơi: “Không xét học bạ và dựa và điểm trong học bạ mà tuyển HS đi du học nữa, hãy làm bài tets để đánh giá. Khi điểm số không có ý nghĩa xét tuyển thì không ai cần lo lấy điểm 10 đẹp đẽ làm gì”.
Tuy nhiên cũng có bạn cho rằng thực sự học sinh bây giờ kiến thức và học lực cũng tốt. Có một thực tế không thể phủ nhận: “Tôi vốn học chuyên toán, vậy mà còn phải khâm phục năng lực của các cháu ở một trường vốn không phải chuyên của nội thành Hà Nội. Nói thế để thấy, chắc chắn vẫn có nhiều trường học rất thật, thi rất thật”.
Ban Bạn đọc