Mới đây,ãiviệcCEOđánhgiáthấpCVngậptrànhoạtđộngcâulạcbộso kèo tại vòng thẩm định của chương trình Cơ hội cho ai, bà Nguyễn Thái Hà - CEO John Hunt đã đưa ra những chia sẻ thẳng thắn về việc đánh giá ứng viên thông qua CV (sơ yếu lý lịch).
Cụ thể, theo bà Hà, trong số những CV từng đọc, loại CV “ngập tràn hoạt động câu lạc bộ và thi cử” thường bị bà đánh giá thấp nhất, thấp hơn cả những ứng viên đi làm thêm ở các quán trà sữa hay quần áo vì thiếu sự va chạm thực tế ở ngoài xã hội.
Chia sẻ thêm, vị CEO này nói: “Khi em đi làm, mọi ông chủ chỉ quan tâm đến ví tiền của họ. Vậy nên người ta sẽ quan tâm em làm đầy chiếc ví ấy bằng cách nào, hoặc em sẽ bớt việc tiền chảy ra từ cái ví đó ra sao?
Người ta có thể chờ em học, chờ em lớn lên, nhưng người ta chỉ chờ nhiều nhất 2 tháng thôi. Nếu lâu hơn, người ta cũng sẽ chào tạm biệt. Vậy nên nhất định em cần phải va chạm hơn nữa”.
Ngoài hoạt động ngoại khóa, câu lạc bộ, thành tích thi cử cũng là điều CEO Nguyễn Thái Hà không đánh giá cao.
Là một nhà tuyển dụng, bà chia sẻ, mỗi tháng bản thân phải xử lý không dưới 400 CV. Trong số này, rất nhiều người là cử nhân tiếng Anh, có IELTS 7.0 hoặc TOEIC 900 trở lên. Liên tục trong 24 tháng, bà phải phỏng vấn khoảng 10.000 ứng viên có CV như vậy. Do đó, những thành tích này đều không phải là điều gì “quá ghê gớm”.
Sau những chia sẻ của bà Thái Hà, nhiều ý kiến đồng tình cho rằng đây là một góc nhìn thẳng thắn và thực tế.
“Các bạn trẻ giờ đây quá chú tâm vào hoạt động câu lạc bộ, tham gia đoàn đội mà quên mất cuộc sống ngoài kia khắc nghiệt như thế nào. Bước ra ngoài xã hội, thứ doanh nghiệp cần là bạn đem lại lợi ích gì cho họ. Với một ứng viên vừa học, vừa làm, khi ra trường đã có vài năm kinh nghiệm so với một ứng viên chỉ tham gia các câu lạc bộ, chưa trải sự đời, bạn nghĩ nhà tuyển dụng sẽ chọn ai?”, một người bình luận.
“Sinh viên chỉ nên xem các hoạt động câu lạc bộ là nơi vui chơi, rèn luyện, không nên coi đó là thành tựu nếu khía cạnh hoạt động của câu lạc bộ đó không liên quan đến vị trí ứng tuyển. Còn với các chứng chỉ tiếng Anh, đó chỉ là thứ để nhà tuyển dụng biết bạn là người có tư duy chứ không thể hiện bạn là người giỏi giang, xuất chúng. Tóm lại sau khi đi làm vài năm, tôi nhận thấy thứ doanh nghiệp cần là những giá trị thực tế nhân viên mang lại và chất lượng công việc chứ không đơn thuần là lý thuyết sách vở”.
Một người khác cũng nhìn nhận: “Vào môi trường làm việc tôi thấy bằng cấp hay chứng chỉ không phải là tất cả. Điều quan trọng nhất vẫn là tinh thần tự học, thái độ nghiêm túc, cầu thị, sự nhạy bén khi xử lý các tình huống trong công việc. Những thứ học được ở trường chỉ áp dụng một phần rất nhỏ vào một vị trí của doanh nghiệp.
Tham gia các câu lạc bộ là những người năng động, giỏi giang?
Chia sẻ một góc nhìn khác dựa trên những quan sát, trải nghiệm của bản thân, Ngô Hồng Sơn, cựu thí sinh Đường lên đỉnh Olympia năm thứ 18, cho biết bản thân anh từng có cơ hội học hỏi, tham gia trải nghiệm ở các trường đại học của Mỹ và Singapore.
Anh nhận thấy ở nhiều trường đại học lớn, các câu lạc bộ sinh viên rất phát triển, thậm chí có thể tổ chức những sự kiện mang tầm quốc gia.
“Ví dụ, tôi từng tham gia một chương trình khá lớn ở Singapore. Tôi khá bất ngờ khi phát hiện ra chương trình này hoàn toàn do sinh viên tổ chức, vận hành và xin tài trợ; nhà trường chỉ đứng đằng sau với vai trò đưa ra lời khuyên và tham gia vào những khâu cần thiết.
Sinh viên luôn được nhà trường khuyến khích thực hiện những dự án như vậy vì điều đó sẽ mang lại nhiều lợi ích khác nhau”.
Từ những trải nghiệm ấy, Sơn cho rằng, những người tạo nên các sự kiện như vậy thường là những người năng động, giỏi giang, do đó cần phải được cổ vũ, khuyến khích để họ phát triển.
Nguyễn Mai Anh, cựu sinh viên Trường ĐH Ngoại thương, hiện đang làm việc cho một doanh nghiệp xuất nhập khẩu, cũng chia sẻ từ thời sinh viên, chị đã tham gia nhiều hoạt động đoàn hội, từng giữ chức Phó chủ nhiệm một câu lạc bộ trong trường. Những hoạt động này đã đem lại cho chị rất nhiều bài học.
“Hàng năm, các câu lạc bộ của trường tôi thường tổ chức rất nhiều chương trình quy mô lên tới hàng trăm người. Để “chạy” được những chương trình như thế cần phải có một kế hoạch bài bản với từng đầu mục công việc và ban phụ trách.
Ví dụ, ban đối ngoại sẽ có nhiệm vụ xin tài trợ cho sự kiện. Các bạn cũng phải đi gặp gỡ doanh nghiệp, thuyết trình, thuyết phục, đàm phán sao cho doanh nghiệp tài trợ nhiều nhất. Đây là điều nếu làm công việc bưng bê ở quán cafe, bạn sẽ không bao giờ được tiếp xúc”.
Theo Mai Anh, các câu lạc bộ trong trường đại học giờ đây đều vận hành rất chuyên nghiệp, có quy mô, là nơi để sinh viên sinh hoạt nghiệp vụ. Những thành viên, đặc biệt là leader (người lãnh đạo) cũng đều rất năng động, giỏi giang. Vì vậy, nhà tuyển dụng nên công tâm nếu trong CV của ứng viên có đề cập đến các hoạt động tại câu lạc bộ của trường đại học.
“Điều quan trọng nhất, nhà tuyển dụng cần đánh giá kỹ năng và mức độ phù hợp của ứng viên với vị trí công việc. Điều này có thể tìm hiểu kỹ hơn trong quá trình phỏng vấn hoặc thời gian thử thách ở vị trí tuyển dụng”.
Du học sinh 'săn' việc ở nước ngoài: Hàng nghìn đơn ứng tuyển cho 1 vị tríCạnh tranh với hàng nghìn ứng viên để có 1 vị trí việc làm; mất 3-4 tháng trải qua các vòng tuyển dụng, việc “săn” việc ở nước ngoài chưa bao giờ là dễ dàng.