Năm 2020,ọnhọcnghềnhưphươngándựphòngchàngtraiXháiquảngọkèo nhà cái.de Nguyễn Văn Long (SN 1991, Nghệ An) trở thành 1 trong 10 Đại sứ kỹ năng nghề Việt Nam. Trước đó, vào năm 2014, chàng sinh viên Trường Cao đẳng Nghề công nghệ cao Hà Nội đã đạt Huy chương Vàng nghề Tự động hóa công nghiệp tại Kỳ thi tay nghề ASEAN lần thứ 10 tổ chức tại Hà Nội.
Sau khi tốt nghiệp đến nay, anh đang làm việc tại một công ty Nhật Bản ở KCN Bắc Thăng Long.
Có thể nói thành công bằng “con đường trường nghề” của anh là một minh chứng thuyết phục cho thấy không phải cứ vào đại học mới có tương lai như tư duy lâu nay của nhiều người. Tuy nhiên trường nghề không phải là lựa chọn đầu tiên của Long…
Anh kể, cũng như nhiều học sinh THPT, Long mơ ước được đặt chân vào giảng đường đại học.
Đại sứ kỹ năng nghề Nguyễn Văn Long |
Khi chưa đạt được nguyện vọng, anh chọn học Trường Cao đẳng nghề công nghệ cao Hà Nội như một phương án “tạm”. Sau đó, anh tiếp tục ôn thi vào đại học.
“Tuy nhiên thời gian học tại trường nghề, tôi cảm thấy rất thích thú. Việc học không quá nặng, tôi tiếp thu tốt các kiến thức nhờ đó thường xuyên đạt kết quả tốt. Không chỉ vậy, tại trường, thay vì học quá nhiều lý thuyết chúng tôi được chú trọng thực hành”, anh Long chia sẻ.
Vì vậy, ban đầu chỉ là phương án dự bị nhưng cuối cùng anh lại quyết tâm gắn bó với trường nghề.
Năm 2014, khi là sinh viên năm thứ ba, anh tham gia kỳ thi tay nghề. Tại kỳ thi tay nghề cấp quốc gia, anh và đồng đội đạt huy chương Vàng. Sau đó họ có 10 ngày sang Trung Quốc tập huấn để chuẩn bị cho kỳ thi tay nghề ASEAN.
Long kể, tham gia cuộc thi, anh phải trang bị kỹ kiến thức về lập trình, lắp ráp cơ khí, điện, cách xử lý tình huống. Bên cạnh đó, Long cũng phải rèn luyện kỹ năng tiếng Anh để đọc đề thi, chia sẻ, nói chuyện với bạn bè Đông Nam Á.
Kỳ thi tay nghề ASEAN lần thứ 10 là cơ hội để anh và đồng đội có thêm kiến thức tiếng Anh để thi tốt và được gặp gỡ, giao lưu với sinh viên đến từ các nước trong khối ASEAN. “Các giáo viên đều tận tình và nghiêm khắc. Nhờ được ôn luyện tốt, tôi rất tự tin bước vào kỳ thi mới”, anh chia sẻ.
Suốt 2 ngày thi khá căng thẳng tại Hà Nội, anh Long và đồng đội đã chinh phục ban giám khảo với bài thi làm nhanh và chính xác. Kết quả Việt Nam giành huy chương Vàng.
“Kỷ niệm khiến tôi nhớ nhất là phần thi diễn ra khá áp lực khi có nhiều người đến xem. Mồ hôi chảy ướt ròng trên mặt khiến tôi phải cởi áo bảo hộ để lau. Dù vậy, tôi hít một hơi thật sâu, lấy lại bình tĩnh để hoàn thành bài thi của mình”, Long nhớ lại.
Thể hiện được năng lực, “tay nghề vàng” của mình, ngay sau khi tốt nghiệp, Nguyễn Văn Long đã được một công ty của Nhật Bản nhận vào làm việc tại bộ phận kỹ thuật.
Long cho hay, công việc hiện tại của anh rất cần đến ngoại ngữ, đặc biệt là tiếng Anh để trao đổi thông tin, đọc tài liệu. Vốn tiếng Anh tốt mới có thể nghiên cứu, dịch tài liệu, sử dụng tốt các máy móc thiết bị, kỹ thuật công nghệ tiến tiến.
Bên cạnh đó, làm việc với người Nhật, bản thân mình phải tự tìm hiểu nền văn hóa của họ, để giao tiếp, ứng xử cho phù hợp. Đó cũng chính là cách mình hội nhập trong môi trường làm việc hiện nay và cuộc sống nói chung.
Với thành tích đạt huy chương Vàng kỳ thi tay nghề ASEAN, Long nhận được bằng khen của TP Hà Nội. |
Nhưng điều quan trọng hơn là lựa chọn của Long đã giúp thay đổi tư duy của các bạn trẻ. Anh kể, nếu như trước đây nhiều người dân ở quê của anh coi học nghề là một bước đi không khả quan bằng học đại học thì nay họ đã dũng cảm để con em mình lựa chọn.
Tiếp theo Long, em trai của anh là Nguyễn Văn Thiết (SN 1995, Nghệ An) cũng giành tấm Huy chương vàng Cuộc thi tay nghề ASEAN lần thứ 11 tại Malaysia năm 2016.
Hiện tại, một người em họ của Long cũng đang chuẩn bị để tham dự kỳ thi tay nghề quốc gia. Đặc biệt Long cũng là thành viên trong đội chịu trách nhiệm về kỹ thuật, hỗ trợ các em thế hệ sau tham gia kỳ thi tay nghề.
“Nhiều họ hàng và người làng đã gọi điện nhờ tôi tư vấn về việc lựa chọn ngành nào cho phù hợp với con cháu họ. Tôi định hướng cho các em rằng nếu học lực tốt hãy lựa chọn học đại học. Nếu lực học trung bình, các em nên chọn trường nghề có những ngành học mà xã hội đang cần. Chi phí học nghề rẻ hơn, tiết kiệm thời gian hơn và cơ hội có nghề cao hơn”, Long chia sẻ.
Hiện chàng trai xứ Nghệ đã lập gia đình, có con và cuộc sống khá ổn định. Nhìn lại chặng đường đã qua anh cho rằng: “Chọn việc học nghề vốn chỉ là một phương án dự phòng nhưng không ngờ con đường này lại mang cho tôi thành công. Nếu được lựa chọn lại, tôi sẽ chọn học nghề ngay từ đầu”.
Lê Lan