Khi một hạt lạ (nấm mốc,ìsaohắthơgiải u19 đức khói, vi khuẩn...) xâm nhập vào mũi, chúng sẽ tương tác với những sợi lông nhỏ và làn da mỏng manh dọc theo đường mũi. Khi lớp niêm mạc mũi cảm nhận được chất lạ, nó sẽ gửi một tín hiệu đến não, báo hiệu rằng mũi cần phải tự làm sạch bằng cách hắt hơi.
Hắt hơi có thể mang theo nhiều vi khuẩn, lây lan các bệnh như cúm. Tuy nhiên, phản ứng tự nhiên này sẽ thiết lập lại toàn bộ môi trường mũi, giúp cơ thể chống lại các tác nhân gây bệnh.
Tại sao hắt hơi khi bị ốm
Cơ thể sẽ cố gắng dọn dẹp các chất lạ xâm nhập. Dị ứng, cúm, cảm lạnh thông thường đều có thể gây chảy nước mũi. Khi ốm, bạn có thể bị hắt hơi thường xuyên hơn vì cơ thể hoạt động để loại bỏ chất lỏng.
Dị ứng gây hắt hơi
Bụi bay lên trong khi lau chùi có thể khiến bất cứ ai hắt hơi. Nhưng nếu dị ứng với bụi, bạn có thể thấy bản thân hắt hơi thường xuyên hơn khi dọn dẹp. Người dị ứng với phấn hoa, ô nhiễm, vẩy da, nấm mốc cũng có phản ứng tương tự.
Khi tiếp xúc với các tác nhân dị ứng, cơ thể sẽ giải phóng histamin để tấn công dị nguyên xâm nhập. Histamine gây ra triệu chứng hắt hơi, chảy nước mắt, ho và chảy nước mũi.
Một số người hắt hơi nhiều lần. Đó có thể là dấu hiệu cho thấy bạn hắt hơi không mạnh bằng người chỉ hắt hơi một lần. Tuy nhiên, đây cũng có thể là dấu hiệu viêm mũi mạn tính.