Nhà giáo ưu tú Trần Minh Thương (Bút danh: Thạch Ba Xuyên,ácgiảsáchphongtụcmiềnTâynóigìvềĐámgiỗbêncồbongdaplus.vb Hội viên Hội Văn nghệ Dân gian Việt Nam) có nhiều tác phẩm ghi lại nét văn hóa đặc trưng miền sông nước, đậm đà tình làng nghĩa xóm, lời ăn tiếng nói mộc mạc, thiệt lòng thiệt dạ của người dân miền Tây.
Có thể kể đến một số cuốn sách của ông đã xuất bản như: Hương sắc miền Tây(2018); Ăn Tết chơi Tết miền Tây(2020); Phong tục miệt Nam sông Hậu(2020); Chuyện trong nhà ngoài xóm miệt Hậu Giang(2022); Vấn vương hương vị bánh quê (2022), Dư vị miền xưa(2022).
Trước sự quan tâm của cộng đồng mạng đối với hot trend “đám giỗ bên cồn”của TikToker Lê Tuấn Khang, nhà giáo Trần Minh Thương chia sẻ những hiểu biết của mình xung quanh cụm từ này.
Nhà giáo Trần Minh Thương. Ảnh:NVCC. |
- Vừa qua Tiktoker Lê Tuấn Khang đã thực hiện các video hài hước, giản dị về cuộc sống miền Tây đăng TikTok, thu hút hàng triệu view. Ông có quan tâm, theo dõi hay xem các clip này không?
- Xin cảm ơn bạn đã tạo điều kiện để tôi được giao lưu. TikToker Lê Tuấn Khang là đồng hương Sóc Trăng với tôi. Dù chưa gặp mặt nhưng tôi luôn theo dõi các clip, video của Khang. Bởi ở đó, tôi gặp sự đồng điệu về cảm xúc dân gian, dù tôi nghiêng về kênh chữ còn Khang là kênh hình và tiếng...
- Khi xem các video về cuộc sống miền Tây của Lê Tuấn Khang ông có cảm nhận như thế nào?
- Các clip của Khang chọn lựa những đề tài rất giản dị, quen thuộc. Đó là những nét sinh hoạt hàng ngày, là hơi thở của người dân quê. Cách tiếp cận của tôi và Khang có điểm giống nhau là chuộng những nét văn hóa ứng xử giữa con người với con người, giữa con người với thiên nhiên ở miền Tây Nam Bộ, miệt Hậu Giang sông nước mênh mông, hài hòa êm chảy tự bao đời nay. Nó giống như tấm lòng của người miền quê xứ này vậy! Trong cuốn Dư vị miền xưa, tôi cũng có nhắc đến những nét đặc trưng về những nét văn hóa ứng xử như vừa đề cập.
Khi xem các clip của Khang, tôi thấy có thể bổ sung thêm cho mình những hiểu biết văn hóa về vùng miền qua những tiểu tiết mà bạn ấy khai thác, thể hiện. Nhân dịp này, xin được cảm ơn TikToker Lê Tuấn Khang mang đến cho mỗi người dân những niềm vui, tiếng cười giữa cuộc sống bộn bề mưu sinh. Giá trị tinh thần và sự tích cực mà Khang mang lại cho cộng đồng.
Hai cuốn sách về văn hóa miền Tây đã xuất bản của nhà giáo Trần Minh Thương. Ảnh: QM. |
- Trong năm 2024 Lê Tuấn Khang thực hiện các clip và liên tục nhắc cụm từ "Đám giỗ bên cồn" và hiện nó đang trở thành hot trend phủ sóng mạng xã hội. Là một thầy giáo, tác giả chuyên viết sách về miền Tây đặc biệt lý giải các phương ngữ, tập quán của bà con vùng đất này ông có thể chia sẻ thêm những hiểu biết của mình về cụm từ này!
- Điều kiện thiên nhiên sông nước ở hạ lưu sông Cửu Long ngoài những yếu tố khác thì cồn, bãi là một đặc điểm tạo nên sự thú vị, độc đáo. Sông chảy lững lờ xuôi ra biển, phù sa dồi dào, lắng đọng, rồi bần, mắm, vẹt, đước, sú, dà... mọc lên.
Rồi dần vùng đất đó nhô lên tạo nên cồn, bãi, cù lao. Lúc đầu cù lao còn nhỏ, nhưng theo năm tháng, nó lớn dần. Đến thời hiện đại, nhiều cồn, cù lao đã là đơn vị hành chính cấp xã, huyện.
Ở Sóc Trăng quê tôi có huyện Cù Lao Dung hình thành từ nhiều cồn: cồn Kâs Tung, cồn Cộc, cồn Tròn, cồn Chín Liên... Không gian trên cồn gắn liền với nhiều dòng chảy mà người bình dân quen gọi là rạch, sông... Cây, trái phong phú, không khí mát lành.
Đám giỗ bên cồn có hai thành tố, một chỉ phong tục "đám giỗ", một chỉ không gian (cồn). Không dừng lại ở đó, ở cụm từ đám giỗ bên cồn dường như có mang thêm nghĩa mở đậm nét dân gian.
Điều này chỉ ra không gian cư trú quanh xóm làng của bà con đang sinh sống ở Cù Lao và họ còn giữ được nhiều nét văn hóa phi vật thể độc đáo (cụ thể là đám giỗ) từ bao đời truyền lại. Nó chưa bị chi phối nhiều bởi ảnh hưởng của văn hóa hiện đại.
Trong đám giỗ bên cồn thấy người quê mình gói bánh cúng đám giỗ làm tôi nhớ đến những trang viết Vấn vương hương vị bánh quê, chẳng hạn như là bánh ít, bánh tét, bánh kẹp, bánh bò, bánh bông lan...
Đây chỉ là cảm nhận chủ quan của tôi thôi! Mà cảm nhận thì mỗi người có thể theo cách nghĩ của mình nên khó có thể đồng nhất, trừ người đồng cảm, đồng điệu.
- Ông có thể chia sẻ thêm về một số nét tập quán giao đãi và các đám tiệc của người miền Tây tương tự “Đám giỗ bên cồn”?
- Trong đám tiệc ở miền Tây, lúc nào bà con cũng bộc lộ tính cách của mình. Vì đó là sự chân tình, cởi mở, thân thuộc, giản dị, cụ thể: kính trọng người đã khuất, người cao tuổi; Trong nhà ngoài xóm đều coi nhau như anh, em, con, cháu...; Đối đãi nhau như chính những người thân thiết của mình vậy.
Nhân đây cũng xin được cám ơn Khang, chính clip Đám giỗ bên Cồn của bạn đã gợi cảm hứng cho nhiều người quan tâm tìm hỏi và đọc lại Phong tục miệt Nam sông Hậucủa tôi! Biết đâu thời gian tới bạn có thêm những clip về đám cưới bên cồn hay đám thú phạt bên cồn (nghi thức tổ chức cho trai gái lỡ đến với nhau mà không qua lễ cưới hỏi thông thường, làm đám với hình thức khác)... với nhiều điều thú vị hơn nữa.
Đọc được sách hay, hãy gửi review cho Tri Thức - Znews
Bạn đọc được một cuốn sách hay, bạn muốn chia sẻ những cảm nhận, những lý do mà người khác nên đọc cuốn sách đó, hãy viết review và gửi về cho chúng tôi. Tri Thức - Znews mở chuyên mục “Cuốn sách tôi đọc”, là diễn đàn để chia sẻ review sách do bạn đọc gửi đến qua Email: [email protected]. Bài viết cần gửi kèm ảnh chụp cuốn sách, tên tác giả, số điện thoại.
Trân trọng.