Giáo sư ở tuổi 36
Thi Nhất Công sinh ra trong một gia đình có truyền thống tri thức tại Trung Quốc. Ông nội ông từng học Đại học Chiết Giang. Bố ông học tại Học viện Công nghệ Cáp Nhĩ Tân và làm việc tại Cục Công nghiệp Điện lực Hà Nam.
Tài năng học thuật của Thi Nhất Công bộc lộ từ sớm. Sau khi tốt nghiệp Đại học Thanh Hoa năm 1989,ừbỏkhoảntàitrợtriệuUSDtạiMỹgiáosưSinhhọcvềnướccốnghiếtỷ lệ kèo world cup keo88 ông theo đuổi đam mê sinh học cấu trúc ở nước ngoài và năm 1995 nhận bằng tiến sĩ về sinh lý học phân tử tại Đại học Johns Hopkins - một trong những viện nghiên cứu và giáo dục nổi tiếng nhất thế giới.
Sau đó, ông nghiên cứu sau tiến sĩ tại Trung tâm Ung thư Memorial Sloan Kettering và tích lũy kiến thức chuyên sâu về protein cũng như các cơ chế hoạt động của tế bào.
Năm 1998, Thi Nhất Công gia nhập Đại học Princeton (Mỹ). Ở tuổi 36, ông trở thành giáo sư trẻ nhất trong lịch sử Khoa Sinh học Phân tử tại Princeton. Ở tuổi 40, ông trở thành giáo sư biên chế tại Princeton, theo Xinhua News.
Nghiên cứu của ông tập trung vào cấu trúc protein liên quan đến quá trình chết tế bào theo chương trình (apoptosis) và cắt nối RNA - hai quá trình thiết yếu chi phối sự sống ở cấp độ phân tử.
Ông đã có những đóng góp quan trọng trong việc làm sáng tỏ cách thức protein và RNA tương tác với nhau. Những phát hiện này mang ý nghĩa lớn cho việc hiểu và điều trị các bệnh như ung thư, rối loạn di truyền, và các bệnh thoái hóa thần kinh.
Với những đóng góp này, ông được đánh giá cao và trở thành thành viên của Viện Hàn lâm Khoa học Quốc gia Mỹ, được xem là một trong những chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực sinh học cấu trúc - sinh lý học phân tử.
Hành trình trở về nước
Năm 2008, giữa đỉnh cao sự nghiệp tại Mỹ, Thi Nhất Công quyết định từ chức tại Đại học Princeton, từ chối lời đề nghị làm nhà nghiên cứu tại Viện Y khoa Howard Hughes với khoản tài trợ triệu USD và trở về Trung Quốc. Ông về làm giáo sư Đại học Thanh Hoa.
Khi quyết định rời bỏ một vị trí được săn đón trong giới học thuật Mỹ, GS Thi mong muốn đóng góp cho sự phát triển khoa học của quê hương.
Việc ông trở về được coi là một chiến thắng lớn cho những nỗ lực của Trung Quốc trong việc thu hút nhân tài, khơi dậy một làn sóng các nhà khoa học khác “hồi hương”.
"Tôi cảm thấy có trách nhiệm lớn lao trong việc đóng góp cho sự phát triển của đất nước", Thi Nhất Công bày tỏ trong một cuộc phỏng vấn.
Ông còn chia sẻ rằng cha mẹ ông đã đặt tên Thi Nhất Công với hàm ý "dành trọn tâm huyết phục vụ công chúng". Cái tên không chỉ là kỳ vọng của gia đình mà còn trở thành kim chỉ nam trong hành trình khoa học và sự nghiệp của ông.
Nhà khoa học giàu nhất Trung Quốc
Giáo sư Thi được bổ nhiệm làm Hiệu trưởng Khoa Khoa học Sự sống tại Đại học Thanh Hoa và thực hiện nhiều cải cách sâu rộng. Ông đã áp dụng các phương pháp học thuật tiên tiến của phương Tây và thúc đẩy hợp tác liên ngành, thu hút giảng viên quốc tế và tạo ra một môi trường khuyến khích các nhà khoa học trẻ Trung Quốc phát triển.
Dưới sự lãnh đạo của ông, các chương trình khoa học sự sống tại Đại học Thanh Hoa đã nhanh chóng vươn lên trong các bảng xếp hạng toàn cầu và trường đại học trở thành một trung tâm nghiên cứu tiên tiến.
Ông cũng chú trọng đến việc đào tạo sinh viên với niềm tin rằng việc nuôi dưỡng thế hệ nhà khoa học tiếp theo là rất cần thiết cho sự phát triển khoa học lâu dài của quốc gia.
Năm 2018, GS Thi Nhất Công đồng sáng lập Đại học Tây Hồ tại Hàng Châu. Đây là một cơ sở nghiên cứu tư nhân thúc đẩy đổi mới liên ngành và nuôi dưỡng nhân tài trong lĩnh vực khoa học và công nghệ. Đặc biệt, Đại học Tây Hồ chỉ đào tạo chương trình thạc sĩ và tiến sĩ.
Năm 2020, InnoCare Pharma, một công ty công nghệ sinh học do Thi Nhất Công đồng sáng lập, được niêm yết trên Sàn giao dịch chứng khoán Hong Kong (Trung Quốc).
Các cổ phiếu do GS Thi và vợ ông sở hữu ước tính có giá trị 1,75 tỷ nhân dân tệ (khoảng 6,2 nghìn tỷ đồng). Tờ 163xếp ông đứng thứ 8 trong danh sách những học giả giàu có nhất Trung Quốc.
Từ chối làm giảng viên tuổi 23, sau 56 năm nhà khoa học được thế giới vinh danhTRUNG QUỐC - Để ghi nhận những đóng góp của nhà khoa học Vương Đức Dân trong suốt 56 năm, ở tuổi 79, tên của ông được đặt cho một tiểu hành tinh.