Cuộc thử nghiệm đồng nghĩa với việc dữ liệu sẽ chỉ được truyền tải giữa các công dân và các tổ chức ở trong lãnh thổ Nga,ênkếhoạchngắtkếtnốimạngInternetvớitoàncầkqbd cúp ý thay vì truyền ra nước ngoài.
Kế hoạch trên là một phần trong dự thảo luật mang tên “Chương trình Quốc gia Kinh tế Kỹ thuật số” được trình lên Quốc hội Nga năm 2018. Truyền thông nước này đưa tin dự kiến cuộc thử nghiệm diễn ra trước ngày 1/4 năm nay.
“Chương trình Quốc gia Kinh tế Kỹ thuật số” đòi hỏi những nhà cung cấp dịch vụ Internet (ISP) của Nga phải đảm bảo có thể vận hành trong tình huống kẻ địch bên ngoài tấn công mạng để cô lập nước này.
Dự thảo luật thể hiện tham vọng xây dựng một cơ sở hạ tầng Internet độc lập được Tổng thống Nga Vladimir Putin ủng hộ. Ảnh: Reuters |
Theo hãng BBC (Anh), các nước thuộc tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) cùng đồng minh đã đe dọa trừng phạt Nga về những vụ tấn công mạng cũng như can thiệp trực tuyến mà Moskva thường bị cáo buộc tiến hành. Tuy nhiên, Nga nhiều lần bác bỏ những cáo buộc vô căn cứ này.
Các biện pháp được nêu trong dự thảo luật trên của Nga bao gồm việc xây dựng phiên bản riêng của hệ thống tên miền (DNS) hay còn gọi là sổ địa chỉ của Internet. Nhờ đó, nó có thể hoạt động nếu liên kết đến các máy chủ có vị trí quốc tế bị cắt.
Hiện tại có 12 tổ chức giám sát các server chính cho DNS song không server nào đặt tại Nga. Tuy nhiên, việc nhiều bản sao sổ địa chỉ Internet đã tồn tại bên trong lãnh thổ Nga cho thấy những hệ thống mạng của họ có thể tiếp tục hoạt động ngay cả khi bị các nước cấm vận Internet. Bên cạnh đó, chương trình thử nghiệm dự định sẽ liên quan đến khả năng các ISP chứng minh rằng họ có thể chuyển hướng dữ liệu đến các điểm định tuyến do chính phủ kiểm soát.
Chính phủ Nga đang rót vốn đầu tư cho các ISP sửa đổi cơ sở hạ tầng của họ để đáp ứng nhu cầu bảo vệ an ninh mạng cấp thiết.
Theo Baotintuc
Tuần này, hacker phát tán 772.904.991 địa chỉ email và hơn 21 triệu mật khẩu và đăng trên một diễn đàn trực tuyến.