NSƯT Mỹ Châu sinh năm 1950 tại Long An. Bà là một trong những giọng ca nổi tiếng của sân khấu cải lương miền Nam.
Tài năng của Mỹ Châu được giới chuyên môn và các đồng nghiệp công nhận.
TheạchTuyếtnóivềđiềuđặcbiệtchỉcóởNSƯTMỹChâban xep hang uco đó, vào thập niên 1970, hãng đĩa Việt Nam đã dồn mọi nỗ lực để lăng xê Mỹ Châu trên thị trường băng đĩa. Sau năm 1975, Mỹ Châu vẫn tiếp tục thành công với nhiều vở diễn như: Khách sạn hào hoa, Tìm lại cuộc đời, Tâm sự Ngọc Hân, Hoa Mộc Lan...
Bà được phong tặng danh hiệu Nghệ sĩ Ưu tú năm 1993 và Huy chương Vì sự nghiệp sân khấu Việt Nam vào năm 1999 để tôn vinh những cống hiến và tận tụy yêu nghề của một minh tinh trầm lặng.
Sau năm 2002, Mỹ Châu định cư nước ngoài. Từ năm 2003, bà hầu như vắng mặt ở các sân khấu.
Theo giới chuyên môn, Mỹ Châu luôn có vị trí đặc biệt trong lòng khán giả. Bởi bà được nhớ đến là nghệ sĩ có chất giọng thổ, ca trầm.
Dù vắng bóng ở các sân khấu cải lương khá lâu nhưng các đồng nghiệp vẫn chia sẻ lại những đoạn trích và phân tích về giọng hát đặc biệt của bà.
NSND Bạch Tuyết đã có những chia sẻ về đàn chị của mình: "Cái hay của Mỹ Châu là từ chất giọng đến sắc diện, vóc dáng, thần thái nó hòa quyện vào nhau để toát lên một phong cách khuê các, một thiên tư trâm anh mà cô được ban cho và ý thức gìn giữ, nâng niu, chăm chút".
Theo đó, nữ nghệ sĩ gạo cội còn cho rằng khán giả yêu thích Mỹ Châu và muốn hiểu thần tượng của mình không dễ, phải kiên nhẫn và quan sát.
"Mê Mỹ Châu là điều dễ hiểu, dễ thấy. Nhưng để hiểu và tường tận một tài năng ca diễn, nhất là diễn xuất của Mỹ Châu thì có khi bạn phải cần chút… kiên nhẫn. Bởi, sự chuyển động trên khuôn mặt, cơ mặt của Mỹ Châu không nhiều, thậm chí rất kiệm; cả chuyển động về bộ, điệu. Nhưng, đó sẽ là những khoảnh khắc rất đắt" - nữ nghệ sĩ nói thêm.
Riêng tại chương trình Chân dung nghệ sĩ, NSND Bạch Tuyết khi nhắc đến Mỹ Châu, bà ví đàn chị như tác phẩm độc đáo nhất, lạ lùng nhất. Từ giọng ca, cách ca, Mỹ Châu đã tạo thành cả một dây đờn riêng mang tên mình - dây Mỹ Châu.
Nữ nghệ sĩ lấy dẫn chứng trong vở Tâm sự Ngọc Hân, khi nghe nhũ mẫu kể về tướng Nguyễn Huệ của quân Tây Sơn, Mỹ Châu chỉ cần thoáng một nét liếc mắt để giấu đi niềm hi vọng, đến khi giáp mặt Nguyễn Huệ, cô lại để Ngọc Hân lóe lên lửa mừng trong ánh mắt vì từ nay giang sơn đã đổi khác. Trong ánh mắt đó lại có cả chút tủi hờn cho thân phận mình khi bấy lâu bị giam cầm nơi gác tía lầu son.
(Theo Lao Động)