Tôi và chồng đều đi làm công nhân ở một khu công nghiệp,ẹchồngmắngthậmtệvuchotôibiếnchồngthànhkẻbấthiếtỷ lệ kèo bóng đá malaysia gặp rồi yêu nhau. Sau hai năm tìm hiểu, chúng tôi cưới nhau, thuê nhà ở trọ. Chồng tôi là con cả, là con trai một trong nhà. Bố mất sớm, anh cũng dang dở học hành để đi làm kiếm tiền giúp mẹ trang trải cuộc sống.
Anh luôn nói với tôi, trách nhiệm của anh với gia đình khá nặng nề. Anh phải chăm lo cho mẹ và các em. Trước đây, phần lớn tiền lương anh đều gửi về cho mẹ. Giờ có gia đình riêng, gửi không nhiều như trước nhưng vẫn phải có. Tôi cho rằng, đó là bổn phận một đứa con nên làm, cũng chưa từng cảm thấy khó chịu gì.
Nhưng đó là khi hai vợ chồng còn son rỗi, việc chi tiêu không đáng kể. Sau khi hai đứa con lần lượt nối nhau ra đời, tiền tiêm phòng, bỉm sữa, rồi con nay ốm, mai đau gần như đã "ngốn" hết phần lớn tiền lương của hai vợ chồng.
Dù vậy, chồng tôi vẫn theo lệ cũ. Tháng nào, anh cũng gửi một nửa tiền lương của mình về cho mẹ, mặc cho tôi phải tính toán từng khoản chi tiêu, tháng nào cũng thiếu trước hụt sau, khó khăn vô cùng.
Tôi bàn với chồng, trước đây, khi chưa có con, anh gửi về cho mẹ bao nhiêu, em không nói. Nhưng giờ tình thế khác rồi, nhà có nhiều khoản phải chi tiêu. Trong khi đó, các em đi học đại học có thể đi làm thêm, mẹ ở quê làm ruộng, chăn nuôi, trồng rau cũng có thể tự lo cho mình.
Tôi muốn chồng cắt khoản tiền gửi về quê. Sau này, mẹ già hay ốm đau cần tiền, hoặc chúng tôi đỡ vất vả hơn một chút thì lại tính tiếp.
Chồng tôi ậm ừ, bảo để anh tính. Tháng đó, anh đưa hết tiền lương cho tôi, không gửi về quê. Tôi không biết chồng tôi gọi điện nói với mẹ như thế nào. Hôm sau, bà gọi điện cho tôi, mắng xối xả rằng, tôi xui chồng không gửi tiền cho mẹ, biến con trai bà thành đứa con trai bất hiếu.
Tôi có giải thích cho mẹ chồng tình hình kinh tế hiện tại của mình. Một gia đình 4 người thuê trọ, với thu nhập công nhân quả thật rất eo hẹp. Mẹ chồng nghe xong liền lớn tiếng: "Nhưng nó là con trai của tôi. Tôi sinh ra con trai là để nhờ cậy. Cô cố mà đẻ một đứa con trai đi sau này mà nhờ, đừng để nhà này tuyệt tông tuyệt tự".
Tôi thực sự bị choáng trước những lời mẹ chồng nói. Bà đang nói về việc tôi sinh hai đứa con gái và không có ý định sinh thêm. Trong khi vợ chồng tôi đã bàn bạc với nhau, chỉ dừng lại ở hai con để cố gắng chăm lo cho con.
Bố mẹ có thể khổ, nhưng tôi không muốn con phải thiếu thốn. Sinh thêm một đứa con không khó, nhưng nuôi dạy con nên người không phải là chuyện dễ dàng.
Vậy mà mẹ chồng động tới chuyện gì cũng nhắc về việc tôi chỉ sinh hai đứa con gái, nhất thiết phải đẻ cho được con trai. Tháng nào, bà cũng giục con trai gửi tiền, trong khi con cháu còn thiếu thốn. Nếu tôi đẻ thêm, có khi ăn cũng chẳng đủ.
Cuộc điện thoại của mẹ chồng khiến tôi cảm thấy vô cùng uất ức và chán nản. Khi tôi nói với chồng, anh lại bảo: "Từ trước tới giờ, anh luôn gửi tiền về cho mẹ, giờ tự dưng cắt đi thì mẹ chả thế. Bao năm sống yên bình chả sao, giờ thì mẹ trách móc, vợ than phiền. Biết thế này, anh chẳng lấy vợ, sinh con làm gì cho khổ".
Tôi không kìm nổi sự thất vọng, bảo chồng: "Anh viết đơn đi, tôi ký. Hai con tôi nuôi hết. Anh hãy sống độc thân cả đời, đi làm kiếm tiền lo cho mẹ anh thôi". Chồng tôi nghe xong lại đùng đùng nổi giận bảo tôi ích kỷ, con dâu phải có trách nhiệm cùng chồng lo cho mẹ chồng.
Mấy hôm nay, tôi nghĩ rất nhiều, nếu ly hôn thì con tôi thiệt. Dù không vui vẻ, chỉ cần không ly hôn, anh ấy vẫn phải có trách nhiệm lo cho con cái. Ly hôn rồi, anh ấy gửi hết tiền cho mẹ, không chu cấp cho con, chả phải tôi thiệt thòi?
Bạn bè cũng nói nếu ly hôn là tôi dại. Nhưng cứ sống thế này tôi thấy căng thẳng lắm. Liệu có giải pháp nào để giải quyết mọi việc ổn hơn không?
Góc "Chuyện của tôi" ghi lại những câu chuyện trong đời sống hôn nhân, tình yêu. Bạn đọc có câu chuyện của mình muốn chia sẻ vui lòng gửi về chương trình qua hòm thư: [email protected]. Câu chuyện của bạn có thể được biên tập nếu cần. Trân trọng.