Cuộc chiến tại Ukraine đã khiến nguồn cung cụm dây cáp trên xe hơi rơi vào khủng hoảng. Ukraine vốn là nơi sản xuất số lượng lớn linh kiện này. Cụm dây cáp ra đời tại đây có mặt trong hàng trăm ngàn chiếc xe xuất xưởng mỗi năm.
Chúng là những bộ phận công nghệ thấp,ệnrẻtiềnnàycóthểhủydiệtxexăgiai hang 1 anh biên lợi nhuận mỏng, làm thủ công từ nhựa, cao su và dây điện, rất tốn sức lao động. Trung bình, một chiếc xe có thể dùng tới 5km dây cáp. Mỗi loại lại rất khác nhau nên không thể chuyển đổi sản xuất nhanh chóng. Dù không tinh vi như chip hay động cơ, nhưng xe hơi lại không thể chế tạo nếu thiếu chúng.
Công nhân trong một nhà máy sản xuất cụm dây cáp tại Mexico. (Ảnh: Reuters) |
Theo Reuters, gián đoạn nguồn cung cụm dây cáp có thể đẩy nhanh kế hoạch chuyển sang thế hệ dây cáp mới nhẹ hơn, do máy móc sản xuất dành cho xe điện của các hãng ô tô truyền thống.
Trên toàn cầu, xe xăng vẫn chiếm phần lớn lượng xe mới bán ra. Xe điện (EV) tăng gấp đôi lên 4 triệu đơn vị vào năm 2021 nhưng chỉ chiếm 6% doanh số, theo dữ liệu từ JATO Dynamics. CEO Nissan Makoto Uchida cho biết, gián đoạn chuỗi cung ứng như cuộc khủng hoảng Ukraine buộc công ty phải thảo luận với các nhà cung ứng về việc tránh xa các cụm dây cáp giá rẻ. Dù vậy, tại thời điểm hiện tại, điều đó đồng nghĩa các nhà sản xuất xe hơi và nhà cung ứng phải chuyển việc địa bàn sản xuất sang các nước khác.
Mercedes-Benz đã sử dụng cụm dây cáp của Mexico để lấp chỗ trống. Một số nhà cung ứng Nhật Bản đang bổ sung công suất tại Maroc, trong khi số khác tìm các dây chuyền mới tại Tunisia, Ba Lan, Serbia và Rumani.
Adrian Hallmark, CEO Bentley, chia sẻ, ban đầu, họ lo sợ sẽ giảm 30 đến 40% sản lượng xe trong năm 2022 do thiếu cụm dây cáp. Khủng hoảng Ukraine đe dọa đóng cửa nhà máy hoàn toàn trong vài tháng, lâu hơn nhiều so với thời kỳ Covid-19. Tìm kiếm nguồn cung thay thế cũng rất phức tạp vì bản thân cụm dây cáp lại dùng tới 10 linh kiện khác nhau từ 10 nhà cung ứng khác nhau tại Ukraine.
Chính vấn đề nguồn cung đã giúp Bentley tập trung vào đầu tư và phát triển một cụm dây cáp đơn giản hơn cho xe điện. Công ty dự định ra mắt bộ sưu tập xe điện vào năm 2030.
Thế hệ cụm dây cáp mới được những hãng xe điện như Tesla sử dụng có thể sản xuất trên các dây chuyền tự động và nhẹ hơn. Đây là một yếu tố quan trọng vì giảm trọng lượng xe điện rất quan trọng để gia tăng phạm vi hoạt động.
Nhiều lãnh đạo và chuyên gia nhận định xe xăng sẽ không còn tồn tại đủ lâu để điều chỉnh thiết kế, cho phép chúng sử dụng các cụm dây cáp thế hệ mới. Các khu vực như Trung Quốc và châu Âu đang lên kế hoạch cấm xe xăng trong tương lai. Nhà tư vấn xe hơi Sandy Munro thậm chí còn khẳng định sẽ không đầu tư một đồng vào các động cơ đốt trong hiện nay vì tương lai của xe điện đang ập đến rất nhanh. Ông dự đoán xe điện sẽ chiếm một nửa số xe mới bán ra trong năm 2028.
Trong các hãng xe, BMW đang nghiên cứu sử dụng cụm dây cáp dạng mô-đun, cần tới ít bán dẫn và cáp hơn, tiết kiệm không gian và làm chúng nhẹ hơn. Nguồn tin của Reuters cho biết cụm dây cáp mới sẽ giúp cập nhật xe điện không dây dễ dàng hơn, tương tự Tesla đang làm.
BMW và một số nhà cung ứng xe hơi khác đang đầu tư vào CelLink, startup phát triển “cụm dây cáp linh hoạt” hoàn toàn tự động, phẳng và dễ lắp đặt. CEO công ty này chia sẻ, sản phẩm của công ty đã có mặt trên gần 1 triệu xe điện. CelLink đang xây dựng nhà máy mới trị giá 125 triệu USD, sở hữu 25 dây chuyền sản xuất tự động và có thể đổi sang thiết kế khác trong vòng 10 phút.
Nếu như thời gian chờ để thay đổi một cụm dây cáp truyền thống lên tới 26 tuần, CelLink có thể giao hàng chỉ trong 2 tuần. Tốc độ này là thứ mà các hãng xe xăng đang cần khi chuyển sang xe điện.
Du Lam (Theo Reuters)
Lithium không phải kim loại quý hiếm; nhà sản xuất xe điện phải “chạy đông chạy tây” tìm nguồn cung cấp trong khi các nhà khai thác đều muốn tăng mạnh khai thác. Một cuộc khủng hoảng lithium cực lớn vẫn đang diễn ra và sẽ không sớm kết thúc.