Cùng với kinh tế công nghiệp,ếdịchvụđangpháthuyhiệuquảtiền thưởng vô địch c1 thời gian qua kinh tế dịch vụ của BìnhDương phát triển mạnh mẽ và góp phần quan trọng vào bức tranh kinh tế - xã hộichung của tỉnh.
Doanh nghiệp nội tăng tốc
Chương trình “Phát triển dịch vụ chất lượng caogiai đoạn 2011-2015, tầm nhìn đến năm 2020 của tỉnh Bình Dương” hướng đến mụctiêu là ưu tiên phát triển các lĩnh vực dịch vụ chất lượng cao, có tiềm năng, sứccạnh tranh và giá trị tăng cao phục vụ quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa;phấn đấu thực hiện giá trị dịch vụ tăng bình quân hàng năm 22 - 23%. Đến năm2015, tỷ trọng GDP khu vực dịch vụ trong cơ cấu kinh tế là 38%. Giải pháp thựchiện là đẩy mạnh phát triển tài chính - ngân hàng (NH) - bảo hiểm; thương mại -du lịch- xuất nhập khẩu; bưu chính, viễn thông; kho, cảng và vận tải chuyêndùng; nhà ở…
Sau thời gian triển khai thực hiện, đến nay chươngtrình đã đạt được nhiều thành quả quan trọng. Trong lĩnh vực tài chính- NH,toàn tỉnh có đến 50 NH, 10 quỹ tín dụng nhân dân. Theo NH Nhà nước - Chi nhánhBình Dương, nhìn chung hệ thống tài chính NH tại Bình Dương phát triển đồng bộ,hàng loạt NH trong thời gian qua đã tăng tốc, mở rộng thị phần, phục vụ tốt nhucầu về vốn cho người dân cũng như đáp ứng nguồn vốn cho các thành phần kinh tếphát triển sản xuất, kinh doanh.
Lĩnhvực kho vận (logistics), xây dựng cảng phát triển mạnh trong thời gian gần đây.Trong ảnh: Cảng Thạnh Phước tạiTX.Tân Uyên Ảnh: T.BÌNH
Với dân số hơn 1,7 triệu người và hơn 18.000 doanhnghiệp (DN) trong và ngoài nước đang hoạt động, Bình Dương đã thu hút nhiều nhàđầu tư vào lĩnh vực thương mại. Đến nay hầu hết các thương hiệu mạnh trong lĩnhvực thương mại trong nước như Co.opMart, Vinatex, CitiMart… đều đã xây dựngsiêu thị và hoạt động ổn định tại nhiều địa phương của Bình Dương như TP.Thủ DầuMột, TX.Thuận An, Dĩ An, Tân Uyên và Bến Cát…
Là địa phương nằm ở trung tâm vùng kinh tế trọngđiểm phía Nam và có lượng hàng hóa xuất nhập khẩu trên 25 tỷ USD hàng năm, nênviệc đầu tư vào lĩnh vực kho vận (logistics), xây dựng cảng tại Bình Dương đểtrung chuyển hàng hóa được DN quan tâm rất nhiều. Công ty TNHH ICD Tân Cảng -Sóng Thần đầu tư cảng khô tại TX.Thuận An; Công ty Cổ phần Giao nhận Vận tảiU&I đầu tư khu kho vận lớn tại TX.Tân Uyên; Công ty Cổ phần Cảng Thạnh Phướcđầu tư Cảng Thạnh Phước; Tổng Công ty Thương mại Xuất nhập khẩu Thanh Lễ - TNHHMột thành viên (Thalexim) đang đầu tư Khu kho cảng An Sơn tại TX.Thuận An... Việctriển khai nhiều dự án trong lĩnh vực kho vận (logistics), xây dựng cảng tạiBình Dương là điều đáng mừng, góp phần mở ra cửa ngõ thông thương hàng hóa xuấtnhập khẩu của Bình Dương và vùng lân cận, rút ngắn thời gian lưu thông hàng hóaxuất nhập khẩu và kết nối hạ tầng giữa tỉnh đến với các cảng quốc tế nước sâu.
Doanh nghiệp ngoại quan tâm
Bên cạnh các DN trong nước, Bình Dương được cácnhà đầu tư nước ngoài đánh giá cao và chọn lựa đầu tư vào phát triển kinh tế dịchvụ. Trong lĩnh vực tài chính NH, hiện đã có 3 NH liên doanh và 4 NH 100% vốn nướcngoài đang hoạt động hiệu quả. Trong lĩnh vực thương mại, các nhà bán lẻ nướcngoài đã đầu tư sớm và đi vào hoạt động ổn định như Tập đoàn Metro Cash &Carry, Big C, Lotte Mart. Sắp tới đây, Tập đoàn Aeon nổi tiếng của Nhật Bản sẽđưa TTTM hiện đại tại TX.Thuận An vào hoạt động với vốn lên đến 95 triệu USD.
Lĩnh vực kho vận (logistics), xây dựng cảng và vậntải chuyên dùng cũng có nhiều dự án lớn của DN đến từ Singapore, Đức, Đan Mạch…Tập đoàn Mapletree (Singapore) đã đưa vào hoạt động Khu kho vận Mapletree tạiKhu liên hợp với vốn đầu tư 110 triệu USD. Trước đó, tập đoàn này đã đầu tư tạiKCN VSIP I rất hiệu quả. Công ty Schenker Việt Nam (Đức) đầu tư trung tâm kho vậntại KCN Sóng Thần I với vốn 5,5 triệu USD; liên doanh giữa Tập đoàn YCH(Singapore) và Công ty Sản xuất - Xuất nhập khẩu Bình Dương (Protrade) đầu tưTrung tâm kho vận YCH - Protrade tại TX.Thuận An với tổng vốn 14 triệu USD;Damco, thành viên của Tập đoàn A.P.Moller - Maersk (Đan Mạch) đầu tư Trung tâmkho vận đa năng hiện đại giai đoạn 1 tại TX.Dĩ An với vốn đầu tư 4 triệu USD… Vớithế mạnh về tiềm lực tài chính và kinh nghiệm, các DN nước ngoài đang có nhiềuưu thế trong lĩnh vực kho vận (logistics), vận tải chuyên dùng.
Nhìn lại từ năm 2011 đếnnay, kinh tế dịch vụ của Bình Dương liên tục tăng trưởng ở mức cao. Cụ thể năm2011, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ đạt 59.400 tỷ đồng; năm2012 đạt hơn 75.000 tỷ đồng; đến năm 2013 đạt đến 89.544 tỷ đồng và tăng 24,3%so với năm trước; 4 tháng đầu năm 2014 đạt 34.978,4 tỷ đồng, tăng 18,7% so vớicùng kỳ. Sự tăng trưởng nhanh chóng này đã đưa tỷ trọng dịch vụ trong cơ cấukinh tế của tỉnh đến cuối năm 2013 đạt đến 35,3%. Với chiều hướng này cho thấy,Chương trình “Phát triển dịch vụ chất lượng cao giai đoạn 2011- 2015, tầm nhìnđến năm 2020” theo nghị quyết của Tỉnh Đảng bộ được triển khai thực hiện rất hiệuquả và đang đi đúng hướng như mục tiêu đã đề ra. Đây là tiền đề quan trọng đểtin tưởng đến năm 2015, tỷ trọng dịch vụ trong cơ cấu kinh tế của tỉnh sẽ đạt38% như kế hoạch là điều chắc chắn.
T.MINH