Mới đây,ôgiáophạthọcsinhđộinắngđẽogạchtrênmáitrườngtạiBắcúp nhà vua tây ban nha mạng xã hội lan truyền những hình ảnh về một nhóm học sinh đang đẽo gạch trên mái của trường học giữa thời tiết nắng nóng.
Qua những hình ảnh được đăng tải, có thể thấy nhóm học sinh này không hề có các dụng cụ bảo hộ như mũ bảo hiểm, găng tay, giầy hay áo chống nắng.
Được biết, những hình ảnh này được chụp tại Trường THPT Nguyễn Trãi (thị trấn Chờ, huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh).
Nhiều người sau khi xem những hình ảnh này đã bày tỏ lo lắng bởi nếu không may, trong quá trình lao động ở trên cao như vậy mà xảy ra tai nạn lao động thì ai sẽ là người chịu trách nhiệm?.
“Các học sinh cá biệt của trường bị gọi đi đẽo gạch, lao động cho nhà trường những ngày nắng nóng như vậy ở trên cao, thử hỏi nếu có trường hợp say nắng hay trượt chân ngã xuống dưới liệu nhà trường có chịu trách nhiệm hay không?”, một thành viên chia sẻ.
Thành viên khác bức xúc: “Cá biệt thì cá biệt nhưng phạt các bạn đi lao động hè như quét sân, cắt cỏ là phù hợp chứ sao lại phạt làm những công việc như thế này. Rõ ràng là đang bóc lột sức lao động của học sinh, chưa kể chuyện nguy hiểm luôn kề cận. Đây là trường học chứ có phải trại giáo dưỡng đâu”.
Trao đổi với VietNamNet, ông Nguyễn Quang Huân, Hiệu trưởng Trường THPT Nguyễn Trãi xác nhận sự việc diễn ra tại trường.
“Số học sinh này là các em lớp 11 sắp sửa lên lớp 12. Đây là những em có quá trình rèn luyện, đạo đức trong năm học chưa được tốt, do đó nhà trường yêu cầu một tuần rèn luyện ý thức, hạnh kiểm thông qua việc dọn dẹp vệ sinh cho trường sạch đẹp”, ông Huân cho hay.
Tuy nhiên, bản thân ông Huân không hề chỉ đạo và cũng không đồng tình với hình thức lao động mà nhóm học sinh trên phải thực hiện. Ông Huân cho biết người yêu cầu học sinh làm việc này là cô Vân, giáo viên dạy thể dục của trường.
“Hôm đó, tôi đi công tác cả ngày ở Sở GD-ĐT. Trong thời gian tôi đi vắng, một cô giáo (quản nhóm học sinh ý thức tổ chức, đạo đức trong năm chưa được tốt) do nhận thức hạn chế, thấy phía dưới sân trường được vệ sinh sạch sẽ rồi thì mới yêu cầu học sinh đi đẽo gạch ở trên mái. Trường cũng đang trong quá trình tu bổ nên cô giáo mới bộc phát nghĩ đến việc này" - ông Huân nói.
"Sau khi về biết chuyện, tôi đã trao đổi với cô Vân rằng việc này là không được vì trái với phương pháp sư phạm và phi giáo dục. Nghe phân tích, cô giáo đã nhận ra ngay lỗi của mình”.
Theo ông Huân, cô Vân vốn là người luôn chấp hành các quy định của trường. Từ trước đến nay chưa từng mắc sai phạm gì.
Nhà trường cũng đã yêu cầu cô Vân viết bản tường trình về sự việc, nêu rõ khuyết điểm và nghiêm túc rút kinh nghiệm.
“Cô Vân đã thành khẩn nhận lỗi vì suy nghĩ bồng bột. Nhà trường đã họp hội đồng kỷ luật và đưa ra hình thức kỷ luật Khiển trách. Cô Vân cũng xin nhận hình thức kỷ luật này”.
Theo ông Huân, thay vì yêu cầu đẽo gạch trên mái nhà, cô giáo chỉ nên yêu cầu các em tổng vệ sinh, dọn dẹp nhà trường bằng những việc nhẹ nhàng và an toàn.
Thanh Hùng
- Từng là nữ sinh được xếp vào diện ngỗ nghịch nhưng bước vào cấp 3, Đoàn Thanh Trang đã hoàn toàn thay đổi khi được cô giáo chủ nhiệm tôn trọng và trao niềm tin.