Sự việc chị N.T.T (39 tuổi,ùngvũlựcchặnngườiđànôngđánhchếtphụnữtrongkháchsạncóphạmtộlịch thi đấu bóng đá hà lan hôm nay ngụ tại huyện Năm Căn, Cà Mau) bị Nguyễn Văn Xuân (56 tuổi, ngụ TP Cà Mau) dùng gậy gỗ đánh liên tục vào tay, chân, đầu khiến chị tử vong.
Hành vi tàn độc của Xuân đã bị camera an ninh ghi lại. Đáng nói, trong lúc Xuân ra tay dã man với chị T. thì có một thanh niên phát hiện, chạy tới can ngăn. Tuy nhiên, do thấy hung thủ quá hung hăng, nam thanh niên này dừng lại, để Xuân tiếp tục đánh chị T.; phải một lúc sau anh này mới vào lôi được Xuân ra.
Nhiều người cho rằng, nếu người thanh niên can ngăn quyết liệt hơn hoặc dùng hung khí đánh trả Xuân, giải cứu cho chị T. thì có lẽ sự việc đau lòng đã không xảy ra.
Tuy nhiên, cũng có người lập luận, nếu người thanh niên kia đánh Xuân để giải cứu chị T. mà chẳng may khiến anh ta bị thương hoặc tử vong thì lại bị đi tù oan.
Vậy, trong trường hợp này, người chứng kiến sự việc cần phải làm gì để cứu chị T., và có được dùng hung khí để chống trả lại Xuân không?
Theo luật sư Trần Đình Dũng (Đoàn luật sư TP.HCM), bất kỳ ai cũng có quyền ngăn chặn những người người đang có hành vi phạm tội. Nhưng việc này không được vượt quá giới hạn, đặc biệt trong trường hợp sử dụng hung khí để ngăn chặn. Ngoài ra, công dân có quyền bắt giữ người đang có hành vi phạm tội để giao ngay cho cơ quan công an gần nhất.
Người can ngăn chỉ được sử dụng hung khí và sức mạnh ở mức cần thiết, chứ không được vượt quá giới hạn. Chẳng hạn họ có thể cầm cây sắt để chống đỡ lại và có thể tấn lại ở mức nhằm ngăn chặn, nhưng không thể dùng nó tấn công người kia quá mức.
Người can ngăn sử dụng hung khí hoặc tay không để đối phó với người đang có hành vi phạm tội mà gây hậu quả thương tích, chết người, thì có thể bị xử lý hình sự bởi tội danh “Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng hoặc do vượt quá mức cần thiết khi bắt giữ người phạm tội”, quy định tại Điều 136 BLHS.