Trong hội thảo về đào tạo nhân lực y tế vừa qua,Đàotạonhânlựcytếyếuthiếuvàlạchậltd bd vn hom nay Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam đặc biệt nhấn mạnh việc khắc phục thực trạng yếu về trình độ, thiếu về số lượng, chương trình lạc hậu và nặng về lý thuyết.
Trong khi nhiều nước trên thế giới đào tạo 12-13 năm với một nửa thời gian dành cho thực hành thì ngành y tại Việt Nam chỉ đào tạo 6 năm và hầu hết sinh viên sau năm thứ 4 mới tới giường bệnh. Thực tế này đã dẫn đến tình trạng trình độ chuyên môn của y dược sĩ sau khi tốt nghiệp còn yếu và nhiều hạn chế.
Hệ thống quản lý và đào tạo chưa phù hợp
Nhìn nhận thực trạng đào tạo nhân lực y tế, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam đặc biệt nhấn mạnh việc khắc phục thực trạng thiếu số lượng bác sĩ và yếu về chất lượng. Phó Thủ tướng cho rằng: “Các quy định cho đào tạo nhân lực y tế còn chưa phù hợp, chưa mang tính đặc thù, đặc biệt còn có những vấn đề chưa hội nhập quốc tế. Việt Nam chưa có các thể chế quy định cụ thể riêng đối với đào tạo nhân lực y tế, nhất là các tiêu chuẩn, tiêu chí về cơ sở đào tạo, cơ sở thực hành, đội ngũ giảng viên và cơ chế tài chính phù hợp để đảm bảo chất lượng”…
Lớp học y truyền thống (nguồn hình: internet) |
Theo GS-TS Trần Bình Giang, Phó Giám đốc Bệnh viện Việt Đức - Hà Nội phân tích: “chất lượng nhân lực y tế nhìn chung chưa đáp ứng được nhu cầu thực tế, chưa có chuẩn “đầu ra”. Nhiều nước trên thế giới đào tạo 6 năm chưa đủ để hành nghề mà bắt buộc đào tạo 12-13 năm, trong đó việc đào tạo thực hành chiếm một nửa thời gian. Còn Việt Nam đang đào tạo bác sĩ 6 năm, sinh viên ra trường được “quẳng” về một bệnh viện để tự xoay xở. Đương nhiên, với kiến thức thuần lý thuyết, chắc chắn bác sĩ đó không làm được mà phải “đi theo đàn anh” để học tập. Và cũng không biết học đến bao giờ mới đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh vì hiện cũng không có chuẩn để “đo” chất lượng bác sĩ.
Công nghệ sẽ cải thiện tình trạng yếu, thiếu và lạc hậu
Trong tương lai, công nghệ có vai trò chủ chốt trong chuyển đổi giáo dục và truyền cảm hứng cho người học với các ưu thế: nâng cao hiệu quả giảng dạy; nâng cao trải nghiệm học tập và nâng cao tần suất tương tác. Chính vì vậy, không chỉ với ngành y mà trong toàn hệ thống giáo dục, ứng dụng công nghệ hiện đại sẽ nâng cao hiệu quả và cải thiện chất lượng đào tạo.
Mới đây công nghệ 3D đã được ứng dụng vào việc giảng dạy môn giải phẫu học tại Việt Nam. Công nghệ 3D này thay thế cho tử thi và cho phép người học mổ xẻ thi thể tại bất kỳ vị trí nào trên cơ thể. Thiết bị này sẽ cung cấp những hình ảnh sống động nhất về các cơ quan, bộ phận cơ thể người với ngân hàng điện tử tiện ích các bệnh lý và các ví dụ lâm sàng…
Năm 2016, Việt Nam trở thành nước thứ 2 ở Đông Nam Á đã ứng dụng công nghệ 3D Anatomage Table vào giảng dạy |
Cải thiện bằng chú trọng học đi đôi với hành
Ứng dụng công nghệ hiện đại giúp sinh viên có cơ sở thực hành tốt nhất sẽ giúp cải thiện vànâng cao chất lượng đào tạo ngành y một cách trực tiếp và hiệu quả. Đào tạo y khoa tại trường đại học Tân Tạo là một ví dụ điển hình.
Với ưu thế giảng dạy theo chương trình song ngữ, liên tục cập nhật phương pháp đào tạo hiện đại nhất thế giới như: lớp học chuyển đổi ở phương pháp học dựa vào ca bệnh…Khoa Y trường đại học Tân Tạo đã kết hợp y học lâm sàng với y học phân tử để dạy cho sinh viên ngay từ năm đầu tiên. Trong khi phần lớn sinh viên y trường khác đang học lý thuyết thì sinh viên trường đại học Tân Tạo đã biết giải phẫu tử thi và làm bệnh án khám bệnh, học nghề tại các bệnh viện lớn và sang năm thứ hai, sinh viên đã biết đỡ đẻ, nghiên cứu và báo cáo khoa học tại các Hội nghị Quốc tế, viết sách về tim mạch bán chạy nhất nước Mỹ.
Năm học 2016-2017, trường Đại học Tân Tạo đưa Anatomage Table - công nghệ 3D hiện đại nhất thế giới cho giáo dục y khoa vào giảng dạy giúp sinh viên có những trải nghiệm công nghệ mới nhất không chỉ tại trường mà còn dễ dàng tiếp cận công nghệ hiện đại trên thế giới khi thực tập tại những trường đại học, những bệnh việnhàng đầu tại Mỹ
Nhóm sinh viên Y TTU gặp gỡ Hạ Nghị sĩ Peter Visclosky trong chuyến thực tập tại Hoa Kỳ |
Ngọc Minh