XEM VIDEO cuộc tọa đàm trực tuyến:
Từ sau Đại hội 13 của Đảng,ĐốingoạiViệtNamTạodựngmôitrườngvàvịthếchiếnlượcmớket qua bong đa ý tình hình thế giới và trong nước, bên cạnh những cơ hội và thuận lợi, cũng không ít diễn biến phức tạp đã xuất hiện, khó khăn và thách thức trở nên gay gắt hơn.
Trong bối cảnh đó, dưới sự lãnh đạo của Đảng và Chính phủ, công tác đối ngoại đã đạt được nhiều kết quả toàn diện trên tất cả các kênh đối ngoại Đảng, Ngoại giao Nhà nước và đối ngoại Nhân dân. Kết quả bao trùm là củng cố vững chắc hơn môi trường ổn định, hòa bình để đất nước phát triển bền vững cũng như phát huy sức mạnh mềm quốc gia, ngày càng nâng cao vị thế, uy tín của Việt Nam trên trường quốc tế.
Năm 2023 là năm sôi động về đối ngoại cả trên bình diện song phương và đa phương. Quan hệ với nhiều đối tác quan trọng đã được nâng lên tầm cao mới, nổi bật là quan hệ với các nước như Trung Quốc, Mỹ, Nhật Bản và nhiều đối tác khác. Các hoạt động đối ngoại, nhất là đối ngoại cấp cao diễn ra sôi động khắp các châu lục, tại nhiều diễn đàn, cơ chế đa phương quan trọng.
Các thành tựu hội nhập kinh tế và đối ngoại không chỉ góp phần mở rộng, thắt chặt thêm quan hệ giữa Việt Nam với các nước mà còn phục vụ cho phát triển kinh tế xã hội. Ngoại giao kinh tế tiếp tục được đẩy mạnh trên cơ sở quán triệt tinh thần Chỉ thị 15 của Ban Bí thư, đó là lấy địa phương, doanh nghiệp và người dân làm trung tâm phục vụ. Các hoạt động ngoại giao kinh tế đã góp phần quan trọng vào thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, xuất nhập khẩu năm 2023.
Mời quý vị cùng nhìn lại những thành tựu ngoại giao trong năm 2023 với báo Vietnamnet qua cuộc tọa đàm trực tuyến với chủ đề “Ngoại giao Việt Nam vì hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển”.
Xin trân trọng giới thiệu hay khách mời tham dự tọa đàm.
Đại sứ Phạm Quang Vinh, nguyên Thứ trưởng Bộ Ngoại giao.
Tiến sĩ Phạm Sỹ Thành, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu kinh tế và Chiến lược Trung Quốc.
XEM CLIP:
Xin hỏi Đại sứ Phạm Quang Vinh, theo ông bối cảnh thế giới năm 2023 đã ảnh hưởng thế nào đối với hoạt động ngoại giao cũng nói chung của Việt Nam?
Năm 2023 dù bước ra khỏi đại dịch nhưng thế giới vẫn còn nhiều những thách thức phức tạp, bất ổn và khó lường. Cạnh tranh nước lớn vẫn tiếp tục rất phức tạp, nhất là giữa các cường quốc hàng đầu như Trung Quốc với Mỹ; Các cuộc xung đột vừa kéo dài lại vừa bùng phát thêm như ở Ukraine hay Trung Đông; Cạnh tranh nước lớn không chỉ nằm trong lĩnh vực địa chính trị mà còn sang cả kinh tế, thế giới phân mảnh và sự sắp xếp lại trật tự toàn cầu rồi các thách thức an ninh phi truyền thống như biến đổi khí hậu, câu chuyện phát triển của khoa học công nghệ, trong đó có trí tuệ nhân tạo… đã đặt ra những thách thức rất mới quản trị thế giới.
Trong bối cảnh này, đối ngoại của Việt Nam đã vượt lên rất mạnh mẽ. Chúng ta triển khai dồn dập các hoạt động đối ngoại ngay từ đầu năm 2003 liên quan đến tất cả đối tác, tất cả châu lục và trong mọi lĩnh vực, từ song phương, đa phương cho đến chính trị, kinh tế và hợp tác đầu tư.
Rõ ràng 2023 là một năm thách thức và đối ngoại Việt Nam, đất nước Việt Nam đã vượt qua những thách thức đó, tạo ra 1 năm có những dấu ấn, thậm chí là dấu ấn lịch sử trong quan hệ đối ngoại của Việt Nam với thế giới.
Tiến sĩ Phạm Sỹ Thành chia sẻ thế nào về tổng thể bức tranh kinh tế thế giới năm 2023 và tác động của nó đến sự phát triển kinh tế của Việt Nam?
Có một số từ khóa nổi bật như “phân mảnh” hoặc “cơn gió ngược” để hình dung về những mặt tối của nền kinh tế năm ngoái. Bên cạnh đó chúng ta cũng thấy có nhiều điểm sáng và cơ hội như:
Nhiều nền kinh tế tăng trưởng cao hơn hoặc phục hồi tốt hơn mức dự báo tạo ra lực đỡ cho phát triển và tăng trưởng kinh tế toàn cầu.
Cách mạng khoa học công nghệ được đẩy mạnh, đặc biệt là trong lĩnh vực mới như trí tuệ nhân tạo. Lo ngại lớn nhất của các năm trước và dẫn đến xáo trộn toàn bộ về chính sách điều tiết vĩ mô của tất cả các nền kinh tế trên thế giới là nỗi lo lạm phát thì cũng đã được đẩy lùi.
Vấn đề việc làm và thất nghiệp thì cũng được cải thiện rất mạnh ở các nền kinh tế lớn giúp cho kinh tế thế giới có sức chống chịu tốt hơn.
Bên cạnh đấy cũng có không ít những “cơn gió ngược” vẫn đe dọa đà phục hồi, thậm chí tạo ra những rủi ro mới cho năm 2024. Ví dụ như như Mỹ là tính bền vững của tiêu dùng, châu Âu là vấn đề nỗi lo của lạm phát và tiền lương tăng quá nhanh còn Trung Quốc là bất động sản, thị trường tài sản cho đến chuyện thất nghiệp ở thanh niên…
Những điều này tạo ra cả những tác động tích cực cũng như thách thức lớn và thách thức mới cho kinh tế Việt Nam.
2023 thực sự là năm đối ngoại sôi động với rất nhiều hoạt động trên các bình diện đa phương và song phương. Đại sứ Phạm Quang Vinh đánh giá thế nào về vị thế và uy tín của Việt Nam thông qua các hoạt động đối ngoại này?
Bước ra khỏi đại dịch, năm 2023 chúng ta triển khai dồn dập hoạt động đối ngoại, giúp cho quan hệ của Việt Nam với các nước không chỉ nối lại mà được củng cố và nâng lên. Chúng ta có gần 50 đoàn ra và đoàn vào. Đi cùng những chuyến thăm cấp cao này là sự củng cố tin cậy về mặt chính trị, thúc đẩy về mặt hợp tác và rất nhiều thỏa thuận kèm theo.
Chúng ta dành ưu tiên rất cao trong nỗ lực ngoại giao phục vụ kinh tế. Nhìn từ góc độ chính trị đối ngoại, trong các thỏa thuận đạt được với các nước đều có vấn đề kinh tế, thương mại và đầu tư. Việc duy trì được gần 700 tỷ tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa là sự nỗ lực rất lớn của Việt Nam trong bối cảnh tình hình kinh tế thế giới và những thị trường chủ chốt còn nhiều khó khăn.
Chúng ta củng cố và nâng tầm quan hệ với các đối tác chủ chốt để tạo ra môi trường chiến lược thuận lợi về mặt đối ngoại, từ đó đóng góp cho hòa bình, an ninh và phát triển đất nước.
Việt Nam đã bắt kịp với những xu hướng phát triển mới cả về kinh tế và công nghệ. Trong mọi chuyến thăm, ta đều nêu cao câu chuyện về chuyển đổi xanh, chuyển đổi số và phát triển dựa trên đổi mới sáng tạo.
Cuối cùng, chúng ta đã tham gia đóng góp một cách rất tích cực và trách nhiệm vào những vấn đề chung của thế giới trên cả bình diện song phương, đa phương.
Như vậy nhìn lại tổng thể năm 2023, đối ngoại Việt Nam đã tạo được những dấu ấn lịch sử trong quan hệ với các nước, đặc biệt là tạo ra môi trường chiến lược mới và vị thế chiến lược mới thuận lợi cho Việt Nam cả về an ninh và phát triển.
XEM CLIP:
Vậy về hoạt động ngoại giao kinh tế, TS Phạm Sỹ Thành đánh giá thế nào?
Trước đây, với các đối tác chiến lược toàn diện đầu tiên, chúng ta có thể phải mất đến 8 - 10 năm để đi từ việc có một đối tác thứ hai sang một đối tác thứ ba. Nhưng riêng trong năm 2023, chỉ trong một năm, Việt Nam nâng cấp quan hệ với hai đối tác. 6 đối tác chủ chốt của Việt Nam đều đóng vai trò rất quan trọng trên thế giới.
Chúng ta cũng cụ thể hóa những gì đã trao đổi các năm trước. Năm qua, Việt Nam ký thêm hiệp định thương mại tự do với Israel - một đối tác có ý nghĩa chiến lược, bản lề trong những công nghệ mà ta đang muốn triển khai trong tương lai như công nghệ bán dẫn. Việt Nam cũng đang cố gắng xúc tiến đàm phán để có thể ký kết các hiệp định thương mại tự do khác.
Trong năm 2023, chúng ta cũng chứng kiến việc ký kết khoảng 100 văn bản hợp tác, thỏa thuận hợp tác cấp địa phương, khoảng 70 văn bản cấp bộ, ngành về hợp tác kinh tế giữa Việt Nam với các đối tác. Cấp độ doanh nghiệp thì các thỏa thuận có lẽ còn nhiều và tần suất dày đặc.
Năm qua chúng ta đã rất nỗ lực và rất chủ động để chủ động vượt qua cơn gió ngược cũng như vượt qua tình trạng phân mảnh của nền kinh tế toàn cầu.
Năm qua cũng đã xuất hiện nhiều xu thế mới về đầu tư, thương mại, đổi mới sáng tạo và nhất là tiềm năng của ngành công nghiệp bán dẫn. Ý kiến của TS Phạm Sỹ Thành ra sao?
Sau đại dịch những xu hướng mới cả về đầu tư, thương mại cũng như công nghệ đã có rất nhiều thay đổi. Đặc biệt khi cạnh tranh địa chiến lược giữa các cường quốc ngày càng trở nên rõ nét, những bất ổn mới trên toàn cầu ngày càng nhiều thì sự biến đổi này lại càng nhanh.
Trong lĩnh vực đầu tư có 3 xu hướng mới. Đó là “Friendshoring” – nghĩa là các nhà đầu tư họ sẽ tìm tới các quốc gia không phải dựa trên những tiêu chí thuần túy về kinh tế hoặc chính trị bản địa như trước đây. Họ sẽ quan tâm đến yếu tố là quốc gia mà họ muốn hoặc sẽ đầu tư nằm trong danh mục nào của nước sở tại. “Friendshoring” nghĩa là các công ty muốn đầu tư đến những quốc gia có chính sách đối ngoại hoặc có quan hệ tương đối thân cận hoặc ít nhất là không chống đối hoặc không đi ngược lại với cách tiếp cận về chính trị của quốc gia sở tại.
Thứ hai là “Nearshoring” tức là khuynh hướng tổ chức sản xuất gần nơi tiêu thụ hơn, để tiết giảm chi phí hoặc đáp ứng nhu cầu linh hoạt hơn.
Tiếp đến là “Onshoring”, đây là xu hướng rất quan trọng có ảnh hưởng lớn đến các nước đang phát triển - tức là đưa hoạt động sản xuất và chuỗi cung ứng về chính quốc gia bản địa của tập đoàn, công ty đấy.
Về thương mại có 3 khuynh hướng rất rõ. Một là xu hướng toàn cầu hóa, liên kết kinh tế thế giới đang thay đổi theo hướng tăng tính linh hoạt trong hợp tác thương mại, theo nhóm, theo khối, bảo hộ thương mại nhiều hơn.
Hai là xu hướng xanh hóa gắn liền với biến đổi khí hậu, bảo vệ môi trường, đảm bảo an ninh lương thực, an ninh năng lượng.
Ba là kinh tế số, chuyển đổi số sẽ trở thành công cụ hỗ trợ, nâng cao năng lực chống chịu, hạn chết đứt gãy chuỗi cung ứng, tăng hiệu suất, chất lượng và hiệu quả. Đây cũng là động lực tăng trưởng mới bao trùm và bền vững hơn.
Về công nghệ bán dẫn, hiện nay chất bán dẫn là công nghệ của mọi công nghệ. Nhu cầu phát triển của ngành công nghệ này vẫn đang tăng lên khi ngày càng có nhiều ngành cần đến chip hơn. Năm 2023 theo ước tính của của Hiệp hội bán dẫn Mỹ, mỗi công dân trên trái đất đang sử dụng khoảng 160 con chip.
Bên cạnh bán dẫn, chúng tôi cũng muốn đề cập đến các công nghệ rất quan trọng khác như trí tuệ nhân tạo, công nghệ liên quan đến dữ liệu, công nghệ sinh học… đều đang có những thay đổi hàng ngày, hàng giờ và hỗ trợ rất nhiều cho sự phát triển của từng cá nhân, cho cộng đồng và quốc gia.
Trong năm qua, khá nhiều “ông lớn” công nghệ thế giới tới Việt Nam và đặt vấn đề đầu tư. Đây có phải là dấu hiệu cho thấy chiến lược ngoại giao kinh tế đã chuyển hướng sang chất lượng cao hơn, hướng tới các lĩnh vực công nghệ cao, công nghệ mới?
TS Phạm Sỹ Thành:
Nghị quyết của Bộ Chính trị năm 2019 về nâng cao chất lượng, hiệu quả hợp tác đầu tư nước ngoài đã nêu rõ tinh thần chuyển từ “thu hút” sang “hợp tác”. Nghĩa là chúng ta tiếp cận một cách chủ động. Chúng ta không chỉ đợi các doanh nghiệp hoặc các luồng vốn và công nghệ đến mà chủ động tìm vốn, công nghệ phù hợp với mục tiêu phát triển trong trung hạn và dài hạn.
Tuy nhiên, nhìn chung các luồng vốn vẫn đang nhìn Việt Nam như một nơi cung cấp lao động, tài nguyên và nguồn lực giá rẻ nhiều hơn là các đối tác mà họ có thể hợp tác và tác động lâu dài. Điểm yếu rất lớn mà chúng ta vẫn phải khắc phục là khi thu hút vốn FDI chưa tận dụng được thực sự nhiều lợi ích về vốn và công nghệ bên ngoài mang lại. Sự liên kết giữa doanh nghiệp trong nước với các doanh nghiệp FDI vẫn rất lỏng lẻo. Trong chuỗi cung ứng và chuỗi giá trị, số lượng và vị trí của các doanh nghiệp Việt Nam tham gia không nhiều.
Chúng ta có thể học được nhiều hơn nữa những bài học về thu hút và chuyển giao công nghệ mà các nền kinh tế khu vực Đông Bắc Á đã rất thành công. Đó là mỗi giai đoạn sẽ có các chính sách thu hút FDI cụ thể, rõ ràng và chính sách phát triển ngành ở trong nước tương ứng; tạo ra một hệ thống doanh nghiệp bản địa tiếp cận chính sách để tận dụng các ưu đãi và hỗ trợ vô cùng lớn.
Đại sứ Phạm Quang Vinh:
Thế giới ngày nay rất coi trọng an ninh kinh tế giữa bối cảnh dịch bệnh làm đứt gãy chuỗi cung ứng dẫn đến yêu cầu phải đa dạng hóa chuỗi cung ứng; cạnh tranh nước lớn gay gắt cần tìm nơi trú ẩn đáng tin cậy… Bởi thế, an ninh kinh tế đang là xu hướng còn tiếp tục phát triển song hành với đa dạng hóa.
Việt Nam đang có hấp lực lớn khi các doanh nghiệp của những đối tác hàng đầu Việt Nam (trong đó có những đối tác hàng đầu về công nghệ) đang ở đây. Trong thành phần các đoàn cấp cao đến thăm Việt Nam, qua trao đổi và hợp tác thì 2023 dường như đánh dấu việc doanh nghiệp thế giới sẵn sàng đến làm ăn và chuyển giao công nghệ cho Việt Nam. Đây là nét mới, khi trước đây họ đưa mình tham gia vào các chuỗi cung ứng, chuỗi sản xuất của họ nhưng ở phần rất nhỏ thì giờ đây, ta có thể đồng hành để sản xuất và phát triển trong chuỗi cung ứng này.
Theo Đại sứ Phạm Quang Vinh, thế giới năm 2024 đặt ra những thuận lợi, thách thức ra sao với hoạt động đối ngoại của Việt Nam?
Thế giới 2024 nhìn chung vẫn đang trong giai đoạn thách thức, bất ổn và khó lường. Cạnh tranh nước lớn tiếp tục gia tăng mặc dù các bên có nỗ lực kiểm soát bất đồng và tránh xảy ra rủi ro xung đột, nhưng rõ ràng đường hướng chính vẫn là cạnh tranh quyết liệt về mặt chiến lược. Trong câu chuyện cạnh tranh chiến lược này không chỉ có vấn đề chính trị, an ninh mà cả kinh tế, thương mại, công nghệ…
Bầu cử Mỹ diễn biến theo các tình huống khác nhau tạo ra những kịch bản khác nhau trong quan hệ với các nước lớn và tác động đến chính trị, kinh tế, thương mại chung của thế giới.
Tình hình căng thẳng, xung đột và các cuộc khủng hoảng về an ninh chính trị trên thế giới tiếp tục diễn biến phức tạp mà đến nay chưa thấy hồi kết.
Nhưng rõ ràng các nước khi nhìn nhận về cạnh tranh nước lớn, về khủng hoảng chính trị, khủng hoảng an ninh.. đều mong muốn nhất vẫn là hòa bình, hợp tác để phát triển.
Xin hỏi TS Phạm Sỹ Thành, năm 2024 đặt ra những cơ hội, khó khăn nào với hoạt động kinh tế của Việt Nam?
2023 chúng ta đã thoát được một cuộc suy thoái toàn cầu và 2024 thì quan điểm chung mọi người đưa ra là từ khóa “cố gắng hạ cánh mềm” trong điều kiện kiểm soát các rủi ro. Lạm phát được kiểm soát, khả năng hạ lãi suất của các ngân hàng trung ương giúp cải thiện điều kiện tài chính cho các nền kinh tế và doanh nghiệp.
Tuy nhiên, những rủi ro với kinh tế toàn cầu vẫn khá lớn khi lạm phát chưa được kiểm soát toàn bộ; Căng thẳng trên biển Đỏ có thể khiến chi phí chuỗi cung ứng gia tăng và giá dầu lần nữa lại lại leo thang trở lại, tạo ra áp lực lạm phát lên các nền kinh tế lớn.
2024 cũng sẽ là năm bầu cử lớn nhất trong lịch sử loài người với hơn 4 tỷ người đi bầu, trong đó có rất nhiều cuộc bầu cử tác động tới cả xu hướng kinh tế của khu vực và thế giới.
Để phát triển kinh tế, các nước đều rất cần hòa bình và hợp tác. Nhưng nhìn từ góc độ kinh tế, chúng ta nhận thấy trong bối cảnh hiện nay, hòa bình thì mong manh, còn hợp tác lỏng lẻo hoặc mang tính chọn lọc. Đây là rủi ro rất lớn với phát triển toàn cầu.
Theo Đại sứ Phạm Quang Vinh, năm 2024, chúng ta phải làm sao để phát huy vai trò tiên phong của đối ngoại trong việc thu hút các nguồn lực bên ngoài phục vụ cho phát triển kinh tế xã hội đất nước?
Đối ngoại cần nắm chắc những trọng tâm phát triển và yêu cầu phát triển của đất nước. Thực sự năm 2023 đã tạo ra bước ngoặt rất lớn cho các cơ hội hợp tác với thế giới.
2023 chúng ta đã đạt được nhiều thỏa thuận về mặt kinh tế, thương mại, đầu tư và đặc biệt là công nghệ. Nhưng đó mới chỉ là cái nền của thỏa thuận chính trị, nhiệm vụ quan trọng của đối ngoại là làm sao để các đối tác nước ngoài kết nối trong nước; kết nối chính phủ với chính phủ để tiếp tục những kế hoạch triển khai về mặt chính sách lẫn thực hiện cụ thể; hỗ trợ các doanh nghiệp kết nối được với nhau.
Ý nghĩa lớn nhất của đối ngoại là làm sao tạo ra môi trường từ sớm, từ xa xung quanh thuận lợi cho cả hòa bình, an ninh và phát triển.
2024 có hai việc rất quan trọng. Đó là củng cố và tiếp tục tăng cường môi trường chiến lược và vị thế chiến lược mới của Việt Nam. Thứ hai là triển khai các thỏa thuận, từ cam kết chính trị tạo ra những thuận lợi trong hợp tác, làm ăn.
TS Phạm Sỹ Thành:
Tôi cho rằng cốt lõi của tiên phong hàm ý không chỉ là phân tích tình hình, phản ứng với tình hình mà phải dự báo được tình hình.
Làm sao ngoại giao kinh tế có thể nâng cao hơn nữa vai trò của mình trong việc truyền tải Việt Nam như một trong những đối tác có sức cạnh tranh của khu vực là một điều rất quan trọng. Điểm thứ ba chúng tôi cho rằng là chọn đúng đối tác.
Cuối cùng đối ngoại, ngoại giao kinh tế không phải là việc riêng của Bộ Ngoại giao. Làm sao để mọi bộ, ban, ngành có thể phối hợp với nhau, có một kênh trao đổi, kết nối thông tin để cùng hành động. Việc này sẽ tạo thêm sức mạnh mới cho ngoại giao kinh tế trong nỗ lực đạt các mục tiêu phát triển mà đất nước kỳ vọng.
Chúng ta cần làm gì để tăng cường hiệu quả phối hợp trong triển khai ngoại giao kinh tế, giúp cho mở rộng thị trường xuất khẩu và xây dựng thương hiệu hàng hóa Việt?
Về ngoại giao kinh tế có ba cấu phần rất quan trọng là con người, địa phương và doanh nghiệp. Cá nhân tôi cho rằng cần ưu tiên doanh nghiệp, bởi vì doanh nghiệp là đối tượng tiến hành sản xuất cũng như xuất nhập khẩu. Trong các hoạt động vì doanh nghiệp thì các hoạt động xúc tiến đóng vai trò rất quan trọng nhưng làm sao phải thúc đẩy kết nối.
Cá nhân tôi muốn nhấn mạnh cần tiến hành song song 2 yếu tố: Vừa thúc đẩy dự báo vừa thúc đẩy triển khai thực thi. Cần nhìn nhận thẳng thắn rằng khâu thực thi còn đang đi chậm hơn dự báo và kết nối.
Thế giới đang có nhiều thay đổi và chuyển đổi, tạo ra những mô hình phát triển mới. Theo TS Phạm Sỹ Thành, Việt Nam cần làm gì để có thể tiếp cận, tham gia, thậm chí là đóng vai trò định hình dẫn dắt trong những mô hình mới này?
Đầu tiên chúng ta rất cần khung khổ pháp lý hoặc hành lang pháp lý ở trong nước. Thứ hai là chuẩn bị về cơ sở hạ tầng và thứ ba là chất lượng của nguồn nhân lực.
Đến nay, về quan hệ ngoại giao nhà nước, Việt Nam đã mở rộng, làm sâu sắc quan hệ với 193 quốc gia, trong đó có 3 nước quan hệ đặc biệt, 6 nước đối tác chiến lược toàn diện, 12 nước đối tác chiến lược và 12 nước đối tác toàn diện; trở thành thành viên tích cực, có trách nhiệm của hầu hết các tổ chức, diễn đàn khu vực và quốc tế.
Bên cạnh đó, các đoàn thể, tổ chức nhân dân của Việt Nam đã có quan hệ hợp tác, hữu nghị với hơn 1.200 tổ chức, đối tác nước ngoài.
Trên bình diện đa phương, Việt Nam đã có nhiều đóng góp hiệu quả và đảm nhiệm thành công vai trò chủ chốt tại các tổ chức, diễn đàn quốc tế, đặc biệt là Liên hợp quốc, ASEAN. Chủ động đưa ra nhiều ý tưởng sáng tạo ở hầu hết tổ chức, diễn đàn quốc tế quan trọng, nhất là ASEAN, ASEM, APEC, Liên Hợp Quốc, nhóm các nước G7, G20…
“Một Việt Nam phát triển năng động, đổi mới, hội nhập quốc tế và cùng thế giới chung tay giải quyết các vấn đề toàn cầu”, đó là thông điệp nổi bật từ những hoạt động đối ngoại quan trọng trong suốt một năm qua.
Xin cảm ơn hai khách mời đã tham dự cuộc tọa đàm hôm nay!
Kính chào quý vị và hẹn gặp lại!
Hà Sơn, Thu Hằng, Minh Khuê, Tư Giang, Lương Bằng, Cản Tuấn và nhóm BTV