Cách đây đúng 24 năm,àynàynămxưaChấnđộngvụkhôngtặctrướcGiádoi hinh du kien bong da hom nay bốn tay súng Hồi giáo cực đoan đã tiến hành vụ cướp máy bay chở khách Pháp táo tợn ở thủ đô Algeria trước đêm Giáng sinh. Đây được coi là một trong những vụ không tặc kinh hoàng nhất lịch sử hàng không thế giới.
Kinh hoàng khoảnh khắc sóng thần cuốn phăng ban nhạc đang diễn
Sóng thần Indonesia: Số người thương vong tăng vọt
Sự cố đầy kịch tính bắt đầu vào trưa ngày 24/12/1994, khi chiếc máy bay Airbus A300 mang số hiệu 8969 của hãng hàng không Pháp Air France chuẩn bị rời phi trường Houari Boumedienne ở thủ đô Algiers của Algeria để đến Paris, Pháp. Theo kế hoạch, máy bay sẽ cất cánh lúc 11h15, nên vào khoảng 11h, hầu hết trong số hơn 220 hành khách đi máy bay đều đã yên vị.
Do mọi người đều háo hức được trở về nhà hoặc đoàn tụ với người thân vào đêm Giáng sinh, nên không ai chú ý tới sự xuất hiện của bốn gã đàn ông mặc đồng phục cảnh sát Algeria và mang theo nhiều vũ khí, bao gồm cả súng trường AK, tiểu liên Uzi, lựu đạn và thuốc nổ.
Hai trong số bốn "cảnh sát" yêu cầu kiểm tra hộ chiếu của tất cả các hành khách, trong khi kẻ thứ 3 tiến về phía buồng lái và tên thứ 4 đứng canh gác. Theo lời Claude Burgniard, một nữ tiếp viên có mặt trên chuyến bay 8969 vào thời điểm đó, cảnh sát Algeria thường không vũ trang khi tiến hành kiểm tra an ninh trên máy bay như vậy.
Khi những kẻ tự xưng là nhân viên an ninh hô vang khẩu hiệu: "Thánh Allah vĩ đại!” và tiến hành chốt chặn các cửa ra vào của máy bay, đám đông hành khách và các thành viên phi hành đoàn hiểu rằng họ đã trở thành nạn nhân của một vụ cướp máy bay và bắt cóc con tin.
Nhóm không tặc cũng tiết lộ, chúng không phải là cảnh sát mà là những "chiến binh thánh chiến" thuộc nhóm Hồi giáo vũ trang (GIA) đang tìm cách thiết lập một nhà nước Hồi giáo ở quốc gia châu Phi này. Chúng chọn không tặc chuyến bay 8969 vì hãng hàng không quốc gia Air France là một biểu tượng của Pháp, nước chúng coi là "ngoại xâm".
Nhóm không tặc sau đó cho đặt hai khối thuốc nổ ở buồng lái và phần giữa máy bay. Tiếp đến, chúng yêu cầu một hành khách, về sau được nhận dạng là một cảnh sát Algeria, bước ra phía đầu máy bay. Bất chấp lời cầu xin tha mạng, chúng đã bắn vào đầu nạn nhân, rồi ném xác anh ra bên ngoài máy bay.
Khi được cấp báo việc máy bay Pháp trì hoãn cất cánh trái phép, quân đội Algeria đã cử lực lượng bao vây chiếc Airbus A300. Lúc này, thông qua cơ trưởng của chuyến bay 8969, bọn không tặc đòi chính phủ Algeria phải thả hai thủ lĩnh của tổ chức nổi dậy Mặt trận cứu rỗi Hồi giáo (FIS) là Abassi Madani và Ali Belhadj.
Tuy nhiên, chính phủ Algeria thẳng thừng từ chối yêu cầu của nhóm khủng bố. Vì vậy, chúng đã ra tay sát hại nạn nhân thứ hai là một tùy viên thương mại của Đại sứ quán Việt Nam ở Algiers.
Đáp lại, Bộ trưởng Nội vụ Algeria Meziane Chérif yêu cầu bọn không tặc thả các con tin là phụ nữ và trẻ em trước khi xúc tiến đàm phán. Đến cuối ngày 24/12, tổng cộng 63 hành khách được trả tự do.
Nhà chức trách Algeria xác định, tên cầm đầu nhóm không tặc là Abdul Abdullah Yahia, 25 tuổi. Họ đã đưa mẹ của Yahia tới nói chuyện với hắn qua hệ thống vô tuyến, thuyết phục hắn từ bỏ hành vi tội lỗi và thả mọi con tin. Song, tên khủng bố GIA nói: "Con sẽ gặp lại mẹ trên thiên đường".
Chính phủ Pháp muốn đưa quân sang Algeria để giúp giải quyết sự cố an toàn, nhưng chính phủ Algeria từ chối với lí do, lực lượng nước ngoài không được phép đổ bộ, can thiệp vào cuộc khủng hoảng bên trong nước này. Tuy nhiên, khoảng 20h tối 24/12, quân đội Pháp đã bí mật điều các thành viên thuộc Nhóm hiến binh can thiệp quốc gia (GIGN) rời một căn cứ quân sự gần Paris tới Majorca, Tây Ban Nha, nơi gần Algeria nhất để sẵn sàng can thiệp mà không khiến chính phủ nước này nổi giận.
Căng thẳng và sợ hãi bao trùm chiếc máy bay bị khống chế. Đến sáng 25/12, nhóm không tặc đổi ý và thay vì đòi thả các lãnh đạo FIS, chúng yêu cầu được bay tới Paris. Chúng định cho máy bay đâm vào tháp Eiffel ở Paris, biểu tượng của nước Pháp. Chiều tối cùng ngày, chúng ra tối hậu thư rằng, nếu máy bay không được phép cất cánh trước 21h30, cứ nửa giờ, chúng sẽ giết một con tin.
Sau nhiều cuộc điện đàm trao đổi giữa Thủ tướng Pháp Édouard Balladur và các lãnh đạo Algeria, rạng sáng 26/12, chuyến bay 8969 được phép rời Algeria và hạ cánh xuống thành phố Marseilles (Pháp) để tiếp nhiên liệu vào lúc 3h33 sáng. Bọn không tặc không hề hay biết, trước đó vài phút, một chiếc Airbus A300 giống hệt máy bay bị khống chế nhưng chở các đội đặc nhiệm GIGN đã từ Majorca về Marseilles. Toàn đội tập trung diễn tập các tình huống giải cứu con tin, trong khi cảnh sát trưởng Marseilles thương lượng với bọn khủng bố.
Bọn không tặc yêu cầu được cấp 27 tấn nhiên liệu, trong khi bay từ Marseilles tới Paris chỉ tốn gần 9 tấn nhiên liệu. Vài giờ sau đó, Đại sứ quán Pháp ở Algeria nhận được tin báo nặc danh về một âm mưu cho nổ tung máy bay trên bầu trời Pháp, khiến nhà chức trách lo ngại bọn không tặc sẽ dùng nhiên liệu dư thừa để chế tạo bom.
Lúc 8h sáng 26/12, những kẻ không tặc yêu cầu cho máy bay cất cánh đến Paris vào 9h40. Để kéo dài thêm thời gian, nhóm đàm phán đề nghị cấp thực phẩm, nước uống và một số đồ dùng cho chuyến bay 8969 và được bọn không tặc chấp thuận. Các thành viên GIGN đã cải trang thành kỹ thuật viên dịch vụ mặt đất tiếp cận chiếc Airbus A300 của Air France, gài thiết bị theo dõi bên trong và nghiên cứu các cách tối ưu đột kích máy bay.
Các lính đặc nhiệm GIGN đột nhập máy bay bị không tặc. Ảnh: Airlive.net |
Ảnh: History.com |
Đến 17h17 ngày 26/12, các thành viên GIGN nhận lệnh tấn công. Họ chia thành 3 tổ di chuyển trên các xe thang, tiếp cận máy bay từ phía sau để tránh bị phát hiện, rồi đồng loạt xông lên qua 3 cửa máy bay, bắn tỉa bọn không tặc.
Cận cảnh phần đầu máy bay bị trúng lỗ chỗ đạn trong lúc lực lượng giải cứu đọ súng với bốn tên không tặc. Ảnh: special-ops.com |
Nhóm giải cứu cũng nhanh chóng bật tung các máng trượt thoát hiểm để giúp hành khách ra ngoài. Ở dưới đường băng, các lính dù đã có mặt sẵn sàng hộ tống những nạn nhân thoát hiểm vào nhà ga.
Sau khoảng 23 phút đấu súng căng thẳng, các đặc nhiệm GIGN đã tiêu diệt được cả bốn tên không tặc. Cuộc đột kích kết thúc với tất cả hành khách và thành viên phi hành đoàn còn lại đều sống sót, dù 13 người trong số họ bị thương nhẹ. 9 lính GIGN cũng bị thương trong khi tham gia chiến dịch giải cứu, trong đó có một người bị thương nặng. Tuy nhiên, cuộc đột kích vẫn được đánh giá là "thành công ngoài sức tưởng tượng" và là một trong những chiến dịch chống khủng bố thành công nhất trong lịch sử hàng không thế giới.
Tuấn Anh
Ngày 20/12/1987, một phà chở khách quá tải đâm một tàu chở dầu ngoài khơi Manila, Philippines, gây tai nạn đường thủy kinh hoàng nhất lịch sử thế giới.