(Ảnh minh họa) |
Mẹ của một bé gái 10 tuổi đã chia sẻ trên Twitter câu chuyện rùng mình suýt chút nữa có một cái kết tàn khốc khi trợ lý ảo Alexa của Amazon đưa ra “thử thách” cho cô bé cắm đầu dây sạc điện thoại vào ổ điện và dùng đồng xu chạm vào phần ngạnh lộ ra.
Alexa đưa ra lời khuyên suýt lấy mạng bé gái
Người mẹ,égáituổisuýtchếtvìnghetheoloathôkq nagoya Kristin Livdahl (tài khoản @klivdahl) đã đăng trên Twitter tình huống liên quan tới Alexa, trợ lý ảo thường được trẻ em yêu cầu đưa ra các trò chơi hay thử thách đơn giản để giải trí. Ứng dụng này cũng không phải trợ lý ảo duy nhất có thể khiến người dùng tử vong nếu nghe theo lời khuyên. Hồi tháng 10, một người dùng đã chia sẻ trên Twitter rằng nếu bạn hỏi Google cách xử lý khi bị động kinh thì câu trả lời lại là những điều ngược lại không nên làm.
Khi đó, The Verge đã xác thực tình huống dù bây giờ các thông tin nguy hiểm và sai lệch không còn hiện ra khi bạn hỏi Google câu tương tự.
Cụ thể, 3 tháng trước, nếu bạn hỏi Google Search cách thức xử lý sau khi gặp một cơn động kinh, câu trả lời là: “Giữ nạn nhân nằm xuống và không cho họ cử động. Đặt vật chắn vào miệng nạn nhân (có thể gây tổn thương răng hay xương hàm). Tiến hành hô hấp nhân tạo hoặc các cách thức hỗ trợ thở đường miệng khi lên cơn co giật. Cho nạn nhân ăn hoặc uống nước đến khi tỉnh táo trở lại”.
So sánh câu trả lời này với thông tin thực tế từ trang web, thì tất cả các hành động trên đều là những việc không nên làm đối với nạn nhân động kinh.
Các sơ suất về y tế trên Google có thể dẫn tới tử vong
Việc khuyến nghị người động kinh làm những việc họ không nên làm có thể dẫn tới hậu quả nghiêm trọng. Đôi khi, vấn đề không phải là Google làm sai câu trả lời, mà nó đã hiểu sai chứng bệnh ngay từ đầu. Trong một tình huống, Google đã đưa ra kết quả liên quan chứng hạ huyết áp thế đứng trong khi người dùng tìm kiếm về tăng huyết áp thế đứng.
Trong trường hợp này, hạ huyết áp chỉ áp lực máu thấp khi nạn nhân đang ngồi hoặc nằm mà đứng dậy đột ngột, còn tăng huyết áp là hiện tượng trái ngược hoàn toàn khi áp lực trong máu tăng lên trong vòng 3 phút khi nạn nhân đứng lên.
Một ví dụ khác, một người dùng Twitter đã chia sẻ việc nếu tìm kiếm bộ phát Bluetooth trên Amazon, bạn sẽ được trả kết quả là các bộ thu Bluetooth bán chạy nhất.
Amazon ngay lập tức đã sửa lỗi trên Alexa, khẳng định “Alexa được thiết kế để cung cấp các thông tin chính xác, phù hợp, cũng như hữu ích cho người dùng”, người phát ngôn của công ty phản hồi về vụ việc. “Ngay sau khi phát hiện lỗi này, chúng tôi đã nhanh chóng sửa lỗi và tiến hành các bước ngăn chặn điều tương tự xảy ra trong tương lai”.
Nếu trẻ em có quyền truy cập vào một công cụ tìm kiếm, các phụ huynh cần phải giải thích đầy đủ cho con em việc không được tin mọi thứ xuất hiện trên Internet. Hãy tưởng tượng tới hậu quả nếu cô bé 10 tuổi kia làm theo thách thức “quái đản” đưa ra bởi Alexa. Các bậc cha mẹ cũng nên quan sát cẩn thận những gì con cái đang làm trên Internet. Chỉ cần một thông tin sai lệch từ trợ lý kỹ thuật số cũng có thể dẫn tới chấn thương nghiêm trọng, thậm chí là tử vong.
Vinh Ngô (Theo PhoneArena)
Nghiên cứu tại Việt Nam và một số nước khác cho thấy trẻ vị thành niên có khả năng tiếp xúc với các thử thách độc hại trên mạng, phụ huynh cần làm gì để giảm thiểu nguy cơ từ vấn nạn này?