Ngày 30/7,átngàysinhsảnphụgiảmtiểucầuxuốngthấpđedọatínhmạngmẹkèo cá cược bóng đá Bệnh viện đa khoa Trung ương Cần Thơ cho biết, sản phụ A Si Sảh (21 tuổi, người dân tộc Chăm,, tỉnh An Giang), nhập viện trong tình đau bụng nhiều, xuất huyết dưới da chân trái, tiểu cầu 4900/mm3 (giảm tiểu cầu cực nặng), chuyển dạ sinh khó, thai 38 tuần.
Qua thăm khám, bác sĩ phát hiện bệnh nhân có bệnh lý kèm theo xuất huyết giảm tiểu cầu nghiêm trọng do miễn dịch. Đánh giá đây là ca nặng, nguy cơ xuất huyết cao, đe dọa cả mẹ lẫn con. Ê-kíp cấp cứu đã tiến hành truyền 5 đơn vị tiểu cầu, 2 đơn vị hồng cầu với mục tiêu đưa ngưỡng tiểu cầu an toàn để mổ bắt con.
Cấp cứu kịp thời đã cứu sống cả mẹ lẫn con trong tình huống nguy kịch. Ảnh : BSCC
Sau khi xét nghiệm kiểm tra lượng tiểu cầu cho phép phẫu thuật an toàn, các bác sĩ quyết định mổ lấy thai cấp cứu. Ca mổ kéo dài 20 phút, ca mổ bắt con thành công, 1 bé gái chào đời với cân nặng 2.900 gram. Hiện, sản phụ sức khỏe ổn định, tiếp xúc tốt, xét nghiệm máu cho thấy số lượng tiểu cầu phục hồi tốt và đang được theo dõi tiếp tục ở khoa sản.
Bác sĩ Cao Văn Nhựt, Trưởng khoa Sản BVĐKTƯ Cần Thơ cho biết, khi số lượng tiểu cầu dưới 50.000/mm3 (tiểu cầu bình thường từ 150.000-300.000/ mm3) thì nguy cơ xuất huyết nặng. Sản phị mang thai có nguy cơ xuất huyết rất cao do lượng tiểu cầu lúc nhập viện chỉ đạt khoảng 5000/mm3, tiên lượng rất nặng cho cả mẹ và con, nên chỉ định truyền tiểu cầu cấp cứu.
Bác sĩ Nhựt chia sẻ thêm, sự thành công ca mổ nhờ bệnh nhân được chuyển viện kịp thời từ tuyến dưới, phối hợp nhịp nhàng của bệnh viện Truyền máu huyết học Cần Thơ khi cung cấp chế phẩm tiểu cầu. Ngoài ra, kíp cấp cứu xử trí bình tỉnh phối hợp giữa các chuyên khoa và quan trọng là lựa thời điểm an toàn để mổ bắt con để an toàn cho cả hai.
Phan Nhơn