Đặc biệt,áinhàvănSơnNamlầnđầuviếtvềkỷniệmthơấucùket qua bong da uzbekistan bà Đào Thúy Hằng, con gái nhà văn Sơn Nam tham gia viết cuốn Nhà văn Sơn Nam - Những góc đời riêng lạ.
Chia sẻ với VietNamNet, bà Đào Thúy Hằng cho biết, những câu chuyện trong Nhà văn Sơn Nam - Những góc đời riêng lạvốn là các truyện ngắn được bà đăng tải trên Facebook mỗi dịp giỗ cha.
Bà thừa nhận bị ảnh hưởng nhiều bởi văn phong của nhà văn Sơn Nam. Vì vậy, dù không giỏi viết lách vẫn cố gắng viết giản dị, dễ hiểu như cách cha mình từng làm.
“Lúc đầu, tôi chỉ nghĩ dùng mạng xã hội để lưu lại kỷ niệm với cha mỗi dịp đám giỗ. Khi đó, việc viết sách là ngoài sức tưởng tượng của tôi. Sau này, khi được Nhà xuất bản Trẻ ngỏ lời, tôi nghĩ lại và mạnh dạn đưa những câu chuyện ấy vào sách để mọi người hiểu thêm về cha tôi”, bà Thúy Hằng bày tỏ.
Nhiều bạn bè thân hữu như nhà văn Lam Điền, nhà văn Ngô Khắc Tài, nhà văn Nguyễn Trọng Chức… cũng có mặt tại sự kiện để chia sẻ những câu chuyện về nhà văn Sơn Nam.
“Nhà văn Sơn Nam có khả năng quan sát tinh tế và tích lũy kiến thức tốt. Đó là bản chất cần có của nhà văn nhưng hiếm ai có được", nhà văn Ngô Khắc Tài nói.
Tại buổi trò chuyện, nhà thơ Phan Hoàng chia sẻ: “Với tôi, Sơn Nam không chỉ là nhà văn, ông còn là nhà văn hóa của vùng Nam Bộ nói riêng và trên cả nước nói chung. Sơn Nam là một nhà văn nhân ái, không chỉ trên trang văn mà còn ở đời thường”.
Cuốn sách Đi và ghi nhớtập hợp 56 bài báo với nhiều chủ đề, thể loại khác nhau, gồm những bài đăng trên tạp chí Xưa và Nayvà một số báo khác trước năm 1975. Trong đó, tác phẩm chủ yếu khảo cứu các vấn đề lịch sử, văn hóa, tập quán của con người Sài Gòn - Nam Bộ.
Nhà văn Sơn Nam - Những góc đời riêng lạ mang đến cho độc giả nhiều góc nhìn mới giản dị, đầy yêu thương qua lời kể của con gái nhà văn. Nổi bật là kỷ niệm thơ ấu của bà Hằng khi được cha cõng đi xay lúa, giã gạo và cùng ông ăn cơm ké trong xóm. Đó là khoảnh khắc đời thường lần đầu được tiết lộ, bên cạnh những hào quang văn chương mà người đọc thường thấy của nhà văn Sơn Nam.
Bên cạnh đó, tập sách còn có những bài viết độc đáo của các tác giả miền Nam như Lý Lan, Võ Đắc Danh, Ngô Khắc Tài, Phạm Sỹ Sáu, Nguyễn Trọng Chức, Nguyễn Lam Điền… Qua ngòi bút của những người yêu mến nhà văn Sơn Nam, chân dung “ông già Nam Bộ” mộc mạc, nghĩa tình hiện lên rõ nét.
Nhà văn Sơn Nam (1926-2008) quê ở Kiên Giang, tên thật là Phạm Minh Tài. Ông có bút lực dồi dào, gây ấn tượng với độc giả bằng lối viết dung dị và đề tài phong phú. Văn nghiệp của ông đã ảnh hưởng đến nhiều độc giả và lớp tác giả thuộc thế hệ sau.
Nguyễn Thanh và nhóm PV, BTV