- Tiếp nối thành công của chương trình “Về nguồn”,ảinghiệmcùngdisảnvănhóaphivậtthểngười chơi ngoại hạng anh ngày 18/8, tại Hà Nội, Sở VH – TT Hà Nội đã thông báo kế hoạch chương trình trải nghiệm cùng di sản văn hóa phi vật thể của Việt Nam năm 2016.
Theo đó, chương trình trải nghiệm cùng di sản văn hóa phi vật thể của Việt Nam năm 2016 sẽ diễn ra từ 20/8 đến tháng 24/9/2016 dành cho các bạn học sinh, sinh viên Việt Nam đang theo học tại các trường THCS, THPT, Đại học và Cao đẳng trong cả nước. Trong đó, nội dung chương trình sẽ tập chung vào hoạt động làm quen với không gian trải nghiệm, các chủ thể nằm giữ, thực hành di sản. Hoạt động giao lưu, tìm hiểu các kiến thức cơ bản đến di sản.
Các hoạt động thực hành đối với làng nghề; đối với chèo làng Khuốc – Thái Bình gồm học cách phục trang, phục sức và hóa thân vào các nhân vật trong nghệ thuật chèo truyền thống. Ở đó, các hoạt động trải nghiệm sẽ tiếp tục các hoạt động giao lưu vận động, giao lưu tìm hiểu kiến thức. Nhóm trải nghiệm nhận thức thách của chương trình thực hiện một dự án phát triển làng nghề. Tổ chức lễ bảo vệ dự án của các nhóm, tổng kết và trao giải cho các dự án xuất sắc, đồng thời tổ chức biểu diễn nghệ thuật Chèo bán chuyên nghiệp phục vụ công chúng.
Dự án Chèo 48h |
Trong đó, so với năm 2015, chương trình “Về nguồn” 2016 sẽ có những đổi mới sâu sắc và toàn diện hơn. BTC lựa chọn trải nghiệm chuyên sâu về 5 làng nghề thủ công truyền thống: Làng Cốm Mễ Trì, Làng Gốm Bát Tràng, Làng Chuồn chuồn tre Thạch Xá, Làng Rối nước Đào Thục, Làng Tranh Đông Hồ. Ngoài ra, quỹ Văn hóa Hà Nội đã mở rộng hợp tác cùng dự án văn hóa cộng đồng “Tôi xê dịch”, “Chèo 48h” đầu tư vào việc xây dựng nội dung trải nghiệm sâu sát với những vấn đề nóng của làng nghề trong quá trình phát triển như: Đề cao giá trị văn hóa, nghệ thuật, lịch sử trong ác sản phẩm thủ công; Truyền thông và quảng bá vẻ đẹp truyền thống của làng nghề; Giữ gìn và bảo tồn hoa thủ công trong quá trình cơ giới hóa sản xuất… Hai điểm khác biệt lớn nhất của chương trình năm nay là các nhân vật trải nghiệm sẽ được BTC đào tạo kỹ năng trải nghiệm trước khi tham gia chương trình; và hình thức truyền tải thông điệp nội dung đến cộng đồng là qua các chuỗi trò chơi sang tạo dành cho các đội nhân vật trải nghiệm.
Song song với hoạt động tìm hiểu và trải nghiệm tại từng làng nghề, các nhóm nhân vật trải nghiệ sẽ thi vết về đề án đề xuất giải pháp phát triển làng nghề mà mình được trải nghiệ, đây là cơ hội cho các bạn thể hiện những gì mình đã học được trong quá trình tham gia chương trình…
Theo ông Nguyễn Khắc Lợi – Phó GĐ Sở VH – TT Hà Nội cho biết “Mục đích của chương trình nhằm giới thiệu các làng nghề thủ công truyền thống tại Hà Nội và các tỉnh lân cận cùng một chương trình đặc biệt giới thiệu về làng Chèo Khuốc – Thái Bình đến với đông đảo du khách Việt Nam và nước ngoài qua hình thức tổ chức hoạt động trải nghiệm”. Bên cạnh đó, theo ông Lợi các hoạt động cũng nhằm tôn vinh các nghệ nhân làng nghề, tạo cơ hội để các nghệ nhân được trình diễn vốn kiến thức, tay nghề và bản lĩnh nghề nghiệp trước đông đảo công chúng. Tạo cơ hội để người tham gia được tham gia vui chơi, trải nghiệm cùng các di sản phi vật thể của dân tộc; đồng thời góp ý tưởng, hình thành dự án nhằm phát triển làng nghề trong bối cảnh hội nhập, toàn cầu hóa hiện nay…
Minh Quân