- Việc tuyển chọn học sinh vào các trường chuyên tới đây sẽ chú trọng thêm các tiêu chí như hoạt động xã hội,ườngchuyêntuyểnhọcsinhcótríthôngminhcảmxúkq hang nhất anh các chỉ số trí tuệ, cảm xúc và vượt khó.
Học sinh Trường THPT Chuyên Hà Nội - Amsterdam trong lễ khai giảng. |
Việc tuyển chọn học sinh vào các trường chuyên tới đây sẽ chú trọng thêm các tiêu chí như hoạt động xã hội, các chỉ số trí tuệ, cảm xúc và vượt khó. Đây là dự kiến trong dự thảo sửa đổi quy chế trường chuyên do Bộ GD-ĐT vừa đưa ra ngày 4/3.
Cụ thể, việc tuyển chọn thí sinh sẽ tổ chức qua 2 vòng sơ tuyển và thi tuyển.
Ở vòng sơ tuyển, căn cứ vào các tiêu chí sau:
- Kết quả tham gia các hoạt động xã hội, thi tài năng trong phạm vi tổ chức của địa phương, toàn quốc, khu vực một số nước, quốc tế.
- Kết quả xếp loại hạnh kiểm, học lực 4 năm cấp trung học cơ sở.
- Kết quả tốt nghiệp trung học cơ sở.
- Kết quả đánh giá các chỉ số thông minh (IQ), chỉ số xúc cảm (EQ), chỉ số vượt khó (AQ) và các chỉ số đánh giá trí tuệ khác (nếu có tổ chức đánh giá).
Cơ quan quản lí trực tiếp trường chuyên quy định cách thức quy ra điểm và mức điểm sơ tuyển cần đạt của các tiêu chí để chọn học sinh vào thi tuyển vòng 2.
Việc thi tuyển có thể tổ chức độc lập hoặc kết hợp với kỳ thi tuyển sinh vào lớp đầu cấp THPT hàng năm.
Theo đề án phát triển trường THPT chuyên của Chính phủ từ 2010 - 2020, trường chuyên là mô hình "giáo dục chất lượng cao", thu hút các học sinh giỏi nhất ở các địa phương, được đầu tư đội ngũ giáo viên và cơ sở vật chất tốt, nơi bồi dưỡng các học sinh có năng khiếu. Mỗi địa phương có khoảng 2% học sinh được học các trường này.
Kinh phí thực hiện đề án là 2.312,758 tỷ đồng, trong đó, nguồn ngân sách nhà nước: 1.295,417 tỷ đồng; vốn vay ODA: 953,65 tỷ đồng và ngân sách địa phương: 63,792 tỷ đồng.
Hạ Anh