(BDO)Trong xã hội hiện đại,ữngngườiphụnữlàmcôngviệccủacánhmàyrâcác trận ngoại hạng anh tối nay phụ nữ không chỉ đóng vai trò là “người xây tổ ấm” mà còn tham gia vào những lĩnh vực dành cho nam giới. Có thể vì cuộc sống mưu sinh hay niềm đam mê với nghề, nhiều chị em đã vượt qua rào cản, không ngại đảm nhận những công việc nặng nhọc.
“Bén duyên” nghề của phái mạnh
Nghề tài xế đòi hỏi sức khỏe dẻo dai và tính trách nhiệm cao, ăn hay ngủ phần lớn thời gian trong ngày đều ở trên những cung đường. Ấy vậy mà chị Nguyễn Thị Huyền Anh (36 tuổi), ngụ tại KCN VSIP 1, TP.Thuận An, đã gắn bó với công việc này hơn 10 năm.
Chị Huyền Anh tự hào về công việc tài xế đã gắn bó hơn 10 năm. Ảnh: Thượng Hải
“Vì gia đình khó khăn, tôi đã bươn chải nhiều công việc khác nhau từ sớm. Cuối năm 2011, thấy nhiều doanh nhân, đối tác nước ngoài làm việc tại Bình Dương có nhu cầu đi taxi khá lớn, sẵn biết chút ngoại ngữ, tôi mạnh dạn đăng ký làm tài xế nữ”, chị Huyền Anh cho hay.
Thời điểm đầu năm 2022, để có xe làm việc, chị Huyền Anh phải thuê gần 15 triệu đồng/tháng nên phải chắt chiu đủ thứ. Đặc thù công việc vốn tiếp xúc với nhiều người, tính chất lại khá rủi ro, có lúc chị gặp phải khách say xỉn, kiếm chuyện hăm dọa, đập phá xe. Do đó, việc tự bảo vệ bản thân trong những trường hợp bị cướp xe, gặp “yêu râu xanh” là nghiệp vụ tiên quyết của chị khi làm nghề.
Chị Nhung thường đi làm những công trình từ Nam ra Bắc. Ảnh: NVCC
“Gia đình phản đối công việc này rất nhiều, nhưng tôi không bỏ vì thu nhập cũng khá ổn, sắp xếp thời gian cũng linh động. Biết tiếng Hoa, tôi kiêm luôn công việc làm phiên dịch, hướng dẫn viên cho khách Trung Quốc, Malaysia... Nhờ sự uy tín, thái độ nhiệt tình mà tôi dần xây dựng được nguồn khách quen”, chị Huyền Anh nói.
Cũng làm đủ công việc từ bán hàng qua mạng, làm đồ ăn vặt cho đến kinh doanh hoa sáp để tự chủ tài chính sau khi sinh con, chị Phan Thị Tuyết Nhung (24 tuổi), đang làm việc tại TP.Thuận An và huyện Củ Chi (TP.HCM), đã “bén duyên” với nghề làm nhà gỗ.
“Sau khi sinh con, công việc cũ của tôi khá trì trệ nên đã tìm hiểu nghề làm nhà gỗ truyền thống cho các sân vườn, khu vực nghỉ dưỡng đang khá sôi nổi trong 2 năm trở lại đây. Tôi đã dành phần lớn tiền từ các công việc đó để làm vốn khởi nghiệp”, chị Nhung chia sẻ.
“Tay ngang” vào nghề, hầu như mọi thứ chị Nhung đều đảm nhận, từ việc làm sổ sách, pháp lý cho đến cả những việc nặng nhọc, như: khiêng xẻ gỗ, sơn PU, giám sát công trình… Chị kể, thứ hy sinh nhiều nhất là làn da đã cháy nắng vì suốt ngày đều ở công trình để theo sát thợ thầy và xoay chuyển chỗ làm liên tục, có khi hôm nay ở Bình Định thì ngày mai đã ở TP.Cam Ranh (Khánh Hòa).
Cùng “cánh mày râu” đóng góp việc lớn cho xã hội
Đầu năm 2021, chị Tuyết Nhung đồng sáng lập doanh nghiệp Nhà gỗ Phúc An tại TP.Thuận An và thêm một chi nhánh ở huyện Củ Chi vào năm 2023. Nhờ sự kiên trì và sức học hỏi nhanh, chị Tuyết Nhung đã có được nhiều khách hàng thân thiết, mở rộng ở nhiều tỉnh thành, như: Bình Dương, TP.HCM, Vũng Tàu, Lâm Đồng, Phú Yên, Quảng Bình…
Đôi khi một mình chị Nhung sẽ tự đi khảo sát, mua nguyên vật liệu ở các địa phương ở xa. Ảnh: NVCC
“Tôi từng nản chí vì nghĩ công việc đang làm quá nặng nhọc khi chỉ có mình là phụ nữ ở công trình, vừa phải chăm sóc con. Nhưng khi nỗ lực có thành quả, tôi cảm thấy thật tự hào và vinh dự khi vẫn đủ sức khỏe, đam mê để phát triển sự nghiệp đến ngày hôm nay. Tôi hy vọng người phụ nữ dù làm công nhân vệ sinh, tài xế, thợ mộc hay tất cả ngành nghề nặng nhọc nào khác cũng luôn được tôn trọng và mạnh mẽ vượt qua mọi khó khăn”, chị Nhung nói.
Còn đối với chị Huyền Anh, đến nay chị đã có một tổ ấm hạnh phúc, tài chính ổn định. Thế nhưng tình yêu dành cho cái nghề gắn bó với chiếc xe ngược xuôi khắp các nẻo đường vẫn còn đó và chị Anh vẫn sẽ theo đuổi đến khi nào điều kiện không cho phép.
“Thời điểm trước, tôi rất tủi thân khi các dịp lễ, tết hầu như chạy xe xuyên suốt mà không thể về nhà, bây giờ mọi thứ đã bình thường. Tôi cảm thấy yêu công việc này, vì nó mang đến sự tự do trải nghiệm, học hỏi nhiều điều và mở rộng thêm nhiều đầu mối công việc khác”, chị cho hay.
Khi được hỏi về những người phụ nữ làm các công việc của “cánh mày râu” khác, chị Huyền Anh bày tỏ sự ngưỡng mộ rất lớn. “Tôi cũng có rất nhiều đồng nghiệp là tài xế nữ, không chỉ chạy taxi mà còn chạy xe ôm, xe buýt hay cả phi công. Họ là những người phụ nữ mạnh mẽ, cùng với “cánh mày râu” đã đóng góp rất nhiều cho xã hội”, chị Anh nói.
Thượng Hải