Ngày 18-3,ủtịchQuốchộiPhảitạothuậnlợichonhàđầutưmaccabi phiên họp thứ 16 Ủyban Thường vụ Quốc hội khóa XIII đã khai mạc tại Hà Nội.
Phát biểu khai mạc phiên họp, Chủtịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng cho biết tại phiên họp này, Ủy ban Thường vụQuốc hội sẽ xem xét, cho ý kiến vào các dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điềucủa Luật thuế giá trị gia tăng; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuếthu nhập doanh nghiệp; Luật thực hành tiết kiệm, chống lãng phí (sửa đổi); Luậttiếp công dân; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật phòng cháy, chữacháy; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thi đua, khen thưởng; Luật sửađổi, bổ sung một số điều của Luật cư trú.
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng phát biểu khai mạc phiên họp. Ủy ban Thường vụ Quốc hội cũng sẽxem xét, cho ý kiến vào Đề án tiếp tục đổi mới cơ cấu tổ chức các cơ quan củaQuốc hội; công tác chuẩn bị lấy phiếu tín nhiệm tại kỳ họp Quốc hội thứ 5 đốivới người giữ chức vụ do Quốc hội bầu hoặc phê chuẩn; việc chuẩn bị kỳ họp thứ5, Quốc hội khóa XIII; thông qua Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều củaPháp lệnh ngoại hối.
Tại phiên họp này, Ủy ban Thườngvụ Quốc hội dự kiến dành một ngày để tiến hành chất vấn và trả lời chất vấn.
Ngay sau khai mạc, Ủy ban Thườngvụ Quốc hội thảo luận và cho ý kiến vào Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điềucủa Luật thuế giá trị gia tăng và thông qua Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một sốđiều của Pháp lệnh ngoại hối.
Tờ trình của Chính phủ do Thứtrưởng Bộ Tài chính Nguyễn Thị Mai trình bày cho thấy Luật thuế giá trị giatăng (sửa đổi) thời gian qua đã góp phần thúc đẩy sản xuất, lưu thông hàng hóavà đẩy mạnh xuất khẩu. Tuy nhiên, cùng với những thay đổi trong hệ thống chínhsách và quá trình phát triển kinh tế, một số quy định của luật không còn phùhợp với thực tiễn, chưa đảm bảo thống nhất với một số quy định trong hệ thốngpháp luật hiện hành, nhiều vấn đề phát sinh chưa được điều chỉnh.
Theo Thường trực Ủy ban Tài chínhngân sách, việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế giá trị gia tăng chỉđược đặt ra trên cơ sở xác định những vấn đề bức thiết, đòi hỏi sửa đổi kịpthời để tháo gỡ vướng mắc, đáp ứng yêu cầu của thực tiễn. Với quy trình xemxét, thông qua tại 2 kỳ họp, Dự án Luật cần có quy mô sửa đổi toàn diện, tậptrung vào những vấn đề trọng tâm, cốt lõi nhằm tạo bước chuyển lớn trong sửađổi chính sách.
Dự thảo Luật cho thấy một số nộidung đề ra trong Chiến lược cải cách thuế giai đoạn 2011-2020 chưa được thể chếhóa, có thể phải tiếp tục sửa đổi Luật trong những năm tới, dẫn đến chưa đảmbảo sức sống lâu dài của Luật.
Các ý kiến cho rằng Dự thảo Luậtchỉ sửa đổi 7/16 Điều song có tới 6 nội dung giao Chính phủ quy định; trong đócó cả nội dung liên quan đến quyền và nghĩa vụ của công dân, ảnh hưởng tớinguồn thu ngân sách nhà nước... dẫn đến gia tăng các điều, khoản giao Chính phủquy định chi tiết so với Luật hiện hành.
Để bảo đảm tính cụ thể, minh bạchcủa Luật, Thường vụ Quốc hội đề nghị rà soát, cụ thể hóa các nội dung giaoChính phủ quy định, nhằm khắc phục tình trạng luật khung, luật chờ nghị định,thông tư, chậm đi vào cuộc sống.
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn SinhHùng đề nghị tiếp tục nghiên cứu một số nội dung liên quan đến mức thuế suất,tiêu chí phân định hàng hóa, dịch vụ để áp mức thuế suất... cho phù hợp.
Đối với vấn đề ngưỡng doanh thutính thuế, nhiều ý kiến chưa đồng tình với dự thảo Luật bởi dự thảo mới chỉdừng ở việc xác định các nội dung có tính nguyên tắc, giao Chính phủ quy địnhcụ thể về ngưỡng doanh thu, điều kiện đăng ký tự nguyện, tỷ lệ phần trăm trêndoanh thu, dẫn đến tính minh bạch của chính sách chưa cao, chưa phù hợp về mặtthẩm quyền quyết định chính sách thuế theo quy định của Luật Tổ chức Quốc hội.Tờ trình của Chính phủ cũng chưa lý giải rõ ràng về căn cứ để đưa ra ngưỡngdoanh thu dự kiến 1 tỷ đồng/năm.
Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính ngânsách Phùng Quốc Hiển nêu nội dung quan trọng mà Chính phủ chưa làm rõ được làngưỡng đến 100 triệu đồng/năm thì không phải chịu thuế giá trị gia tăng vàngưỡng doanh thu để áp dụng phương pháp khấu trừ dự kiến 1 tỷ đồng/năm.
Chủ tịch Ủy ban Kinh tế NguyễnVăn Giàu và Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc cũng đồng tình vớinhận xét quy định như vậy chưa phù hợp, không nên quy định cứng mức doanh thu.
Đa số các ý kiến trong Thường vụQuốc hội tán thành với việc giữ nguyên 3 mức thuế suất 0%, 5%, 10%, chưa ápdụng thống nhất một mức thuế suất, song Chính phủ cần rà soát, thu hẹp diệnhàng hóa, dịch vụ chịu thuế suất 5% nhằm từng bước hướng tới mục tiêu đề ratrong Chiến lược cải cách thuế giai đoạn 2011-2020. Các ý kiến cũng đề nghị dùthông qua tại một hay hai kỳ họp thì Luật cũng cần có hiệu lực từ ngày 1-1-2014để phù hợp với các Luật khác và năm tài khóa.
Tại phiên họp, Thường vụ Quốc hộiđã biểu quyết thông qua Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh ngoạihối với việc đồng ý giao Ngân hàng Nhà nước hướng dẫn các hoạt động chuyển vốnhợp pháp; nhà đầu tư nước ngoài là người không cư trú phải mở tài khoản đầu tưgián tiếp bằng đồng Việt Nam để thực hiện đầu tư gián tiếp tại Việt Nam. Vốnđầu tư gián tiếp bằng ngoại tệ phải được chuyển sang đồng Việt Nam để thựchiện đầu tư thông qua tài khoản này.
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn SinhHùng yêu cầu các thông tư, nghị định hướng dẫn thực hiện Pháp lệnh phải tạothuận lợi cho nhà đầu tư, phải cải cách thủ tục hành chính với tinh thần tạomọi điều kiện cho nhà đầu tư.
Theo TTXVN