Với tỷ lệ giải quyết việc làm cho lao động nông thôn sau đào tạo nghề khá hiệu quả,Đàotạonghềcholaođộngnôngthônđãđemlạihiệuquảsoi kèo bóng đá me thiết thực, nhiều nơi lên tới gần 87%, chương trình đào tạo nghề cho lao động nông thôn trên nhiều địa bàn cả nước đã khẳng định chủ trương đúng của Đảng, Nhà nước và sự vào cuộc tích cực, có trách nhiệm của các ban ngành, đoàn thể và đặc biệt là các địa phương được thụ hưởng chính sách.
Ngày 27/11/2009, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 1956/QĐ-TTg phê duyệt Đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020” (gọi tắt là Đề án 1956) với mục tiêu: “Bình quân hằng năm đào tạo nghề cho khoảng 1 triệu lao động nông thôn, trong đó đào tạo, bồi dưỡng 100.000 lượt cán bộ, công chức xã. Nâng cao chất lượng và hiệu quả đào tạo nghề, nhằm tạo việc làm, tăng thu nhập của lao động nông thôn; góp phần chuyển dịch cơ cấu lao động và cơ cấu kinh tế, phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn...”.
Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đã đem lại hiệu quả. |
Nhìn lại 8 năm thực hiện, Tiến sỹ Trương Anh Dũng, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội cho biết, Chương trình phối hợp giữa Hội Nông dân Việt Nam và Bộ Lao động–Thương binh và Xã hội về công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn đã đem lại hiệu quả thiết thực.
Thực tế cho thấy, nhu cầu học nghề và số lao động nông thôn đăng ký học nghề tại các cơ sở đào tạo nghề của Hội tăng đều qua các năm. Bước đầu lao động nông thôn đã có sự nhận thức sâu sắc hơn về học nghề để mưu sinh, phát triển sản xuất, tìm được việc làm; học theo nhu cầu của bản thân, gia đình và xã hội.
Theo Tiến sỹ Trương Anh Dũng, trong 5 năm (2010-2015), các cấp Hội đã tổ chức hoặc phối hợp tổ chức đào tạo nghề cho 362.000 lao động nông thôn. Trong đó, hơn 120.000 lao động nông thôn sau khi học nghề đã được công nhận đạt danh hiệu nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi các cấp, chiếm 34,7%.
Đặc biệt, năm 2017 các cấp Hội tiếp tục nhân rộng mô hình đào tạo nghề gắn với mô hình sản xuất kinh doanh giỏi cho gần 2.000 người với mục tiêu đào tạo nghề gắn với giải quyết việc làm, tăng thu nhập thực tế cho lao động nông thôn; đảm bảo thực hiện tốt mục tiêu trang bị kiến thức, kỹ năng nghề phù hợp cho các đối tượng học nghề. Qua đó, nông dân đã tăng quy mô sản xuất, tăng thu nhập, phấn đấu vươn lên để trở thành các hộ sản xuất kinh doanh khá, giỏi và hỗ trợ các hộ nông dân trên cùng địa bàn.
Ở nhiều tỉnh như Hải Dương, Hà Nam, Ninh Bình, Thanh Hóa, Nghệ An, Quảng Bình, Thừa Thiên–Huế, Bình Định, các cấp Hội đã xây dựng và nhân rộng các mô hình đào tạo nghề nông nghiệp có hiệu quả như: Nuôi trồng thủy, hải sản, chăn nuôi gà thả vườn, chăn nuôi đại gia súc, kỹ thuật trồng lúa năng suất cao, ươm giống cây lâm nghiệp, kỹ thuật chăn nuôi và phòng, chống dịch bệnh cho gia cầm, kỹ thuật nuôi lợn, bảo vệ thực vật, chăn nuôi trâu bò vùng núi, nuôi trồng thủy hải sản nước lợ, thú y, nghề trồng hoa cây cảnh…
Theo Chủ tịch Hội Nông dân tỉnh Thừa Thiên - Huế Phạm Thị Minh Huệ, bên cạnh việc thường xuyên đổi mới phương pháp dạy và học với phương châm “cầm tay chỉ việc”, Hội Nông dân tỉnh thường xuyên phối hợp với các đơn vị, doanh nghiệp tạo điều kiện cho nông dân học nghề xong có vốn để mở rộng sản xuất. Bên cạnh đó, thành lập các câu lạc bộ sinh vật cảnh, câu lạc bộ khuyến nông, tổ hợp tác… để nông dân trao đổi kinh nghiệm và liên kết sản xuất, kinh doanh.
Để phát huy mạnh mẽ hơn nữa hiệu quả công tác đào tạo nghề và hỗ trợ việc làm trong thời gian tới, bà Phạm Thị Minh Huệ cho rằng, các cấp Hội cần tăng cường liên kết với các nhà khoa học, doanh nghiệp, nông dân sản xuất kinh doanh giỏi để tổ chức tập huấn, chuyển giao khoa học kỹ thuật, công nghệ mới cho nông dân; phối hợp với các ngành chức năng tổ chức các hoạt động xúc tiến thương mại, quảng bá, giới thiệu, xây dựng thương hiệu, tìm kiếm thị trường cho nông sản...
Anh Tuấn