Chia sẻ với VietNamNet,ữngđiểmmớicủakỳthiTHPTquốcgianăkeo nha cai hom nay vn ông Mai Văn Trinh, Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng (Bộ GD-ĐT) cho biết, đề thi THPT quốc gia năm 2019 sẽ có nội dung nằm trong chương trình THPT, chủ yếu là kiến thức lớp 12.
"Đề thi có những câu bảo đảm ngưỡng cơ bản để xét mục đích tốt nghiệp, và có cả những câu có tác dụng phân hóa để giúp cho công tác tuyển sinh ĐH, CĐ".
Theo ông Trinh, năm nay Bộ GD-ĐT đã công bố đề thi tham khảo từ rất sớm nên có giá trị tham khảo rất tốt cho việc dạy học, ôn tập của các nhà trường, học sinh.
Để tăng cường ý nghĩa, vai trò của kỳ thi thì năm nay, tỉ lệ điểm của kỳ thi THPT dùng để xét tốt nghiệp sẽ được tăng lên so với tỉ lệ điểm kết quả học tập lớp 12. Bộ GD-ĐT đang dự kiến xét tốt nghiệp với tỷ lệ điểm kỳ thi THPT quốc gia so với điểm kết quả học tập lớp 12 là 70/30.
Bộ GD-ĐT dự kiến xét tốt nghiệp năm 2019 với tỷ lệ điểm kỳ thi THPT quốc gia so với điểm kết quả học tập lớp 12 là 70/30
Về công tác tổ chức thi, năm nay Bộ GD-ĐT tăng cường hơn vai trò của các trường ĐH, trong đó quy định rất rõ các quy định về mặt kỹ thuật, đặc biệt về quyền hạn, chức năng của những người tham gia kỳ thi.
Ngoài ra, Bộ cũng tăng cường ứng dụng các kỹ thuật công nghệ trong các khâu.
"Trong khâu bảo quản đề thi, bài thi, ngoài những quy định như trước đây thì sẽ gắn thêm hệ thống camera giám sát. Sẽ có cải tiến, hỗ trợ về kĩ thuật công nghệ trong việc sắp xếp phòng thi để hướng tới việc phòng ngừa những gian lận có thể xảy ra" - ông Trinh nói.
Về chấm thi, ông Trinh cho biết, điểm đặc biệt của năm nay là Bộ sẽ giao cho các trường ĐH chấm bài trắc nghiệm với phần mềm được hoàn thiện hơn. Cụ thể, sẽ mã hóa toàn bộ các dữ liệu chấm thi, đánh phách điện tử phiếu trả lời trắc nghiệm của thí sinh; lưu vết điện tử những quá trình, diễn biến sử dụng phần mềm này. "Và chỉ những người có chức năng mới có thể đọc được các thông tin đó, nhưng cũng không sửa được" - ông Trinh cho hay.
Bộ cũng sẽ tăng cường công tác tập huấn kĩ thuật ở tất cả các khâu, kĩ năng phòng ngừa các thiết bị gian lận sử dụng công nghệ cao, trong đó đặc biệt là khâu chấm thi.
Tất cả những giải pháp này nhằm phòng ngừa các gian lận có thể xảy ra. Tuy nhiên, ông Trinh cũng nhấn mạnh những điều chỉnh chủ yếu nằm ở khâu tổ chức thi và các lực lượng liên quan, còn đối với học sinh thì cơ bản kỳ thi được giữ ổn định.
"Những điều chỉnh này chủ yếu tác động nhiều đến đội ngũ cán bộ tổ chức thi. Do đó, thí sinh dự thi năm nay không nên quá lo lắng" - ông Trinh nói.
Còn theo thông tin từ Báo Tuổi Trẻ, sẽ không còn phòng thi riêng cho thí sinh tự do. Bộ GD-ĐT đang tính toán để thí sinh tự do sẽ được sắp xếp cùng phòng thi với học sinh THPT. Giải pháp này có thể ngăn chặn tiêu cực, giúp tổ chức kỳ thi công bằng, nghiêm túc. Sở dĩ Bộ phải tính đến giải pháp này do năm 2018, một số thông tin rộ lên cho rằng điểm thi của thí sinh tự do ở một số địa phương cao bất thường. Thí sinh hệ GDTX và thí sinh tự do được xếp phòng thi riêng ở một hoặc một số điểm thi do giám đốc sở GD-ĐT quyết định, được Bộ GD-ĐT lý giải là nhằm "tránh lộn xộn" do "nhiều thí sinh tự do chỉ thi ít môn chứ không thi đầy đủ các môn như học sinh lớp 12". Cũng theo thông tin từ báo này, các trường đại học quân đội sẽ tăng cường kiểm tra, hậu kiểm. Năm 2018, thông tin từ một số trường ĐH quân đội cho thấy một số thí sinh điểm cao của Hòa Bình, Sơn La dù trúng tuyển vào các trường này nhưng đã chủ động không nhập học. Đặc biệt, có trường quân đội còn phát hiện thí sinh điểm cao nhưng lại có "nghi vấn" về kết quả thi đó là không chính xác. Đại diện Cục Nhà trường - Bộ Quốc phòng cho biết cũng có một số trường hợp khai man về điểm ưu tiên. Khi nhập học, nhà trường rà soát lại thấy việc khai báo không đúng, không đủ điều kiện trúng tuyển cũng đã bị trả về. |
Thanh Hùng
Ông Mai Văn Trinh, Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng(Bộ GD-ĐT) cho biết năm 2019 không cử người tham gia dạy đội tuyển vào hội đồng ra đề thi.