- “Tôi quan niệm đời người ngắn lắm. Vậy làm sao để chúng ta ‘nén’ đượcnhiều thứ trong cuộc đời mình. Với một số bạn,átngônviênLêHảiBìnhđọcthơtặngthủkhoaHàNộlịch thi đấu câu lạc bộ arsenal 24 giờ mỗi ngày dài lê thê, lênFacebook đi ra đi vào mãi chưa hết một ngày. Nhưng với các bạn ngồi đây, tôi tinrằng 24 giờ một ngày là chưa đủ”.
Ông Lê Hải Bình, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao đã chia sẻ như thế trong buổigiao lưu “Thắp sáng ước mơ Thủ khoa Hà Nội” năm 2015 diễn ra tại Văn Miếu QuốcTử Giám sáng ngày 23/8.
Trong buổi giao lưu với 98 thủ khoa xuất sắc của các trường đại học trên địabàn TP. Hà Nội, người phát ngôn của Bộ Ngoại giao Việt Nam kiêm Tổng thư ký Liênđoàn Vovinam Hà Nội đã trả lời câu hỏi của Thủ khoa ĐH FPT Nguyễn Việt Bảo Trung“Làm thế nào để cân bằng được công việc của một nhà ngoại giao và một võ sư”.
Các khách mời trong buổi giao lưu với 98 thủ khoa xuất sắc của các trường đại học trên địa bàn TP. Hà Nội |
T.S Bình chia sẻ, cho dù bận thế nào đi nữa, ông vẫn cố gắng đến với các emmỗi buổi tối và cùng với các em có những chuyến đi ý nghĩa để có thêm trảinghiệm và nâng cao tinh thần dân tộc.
Ông cho biết, ngoài công việc ở Bộ Ngoại giao, mình cũng là một thầy dạy võ.Chính tình yêu với môn võ dân tộc Vovinam đã giúp ông có được tinh thần thượngvõ và tinh thần dân tộc để thể hiện được vị thế của Việt Nam với tư cách ngườiphát ngôn.
Nói về vai trò của người trẻ trong quá trình hội nhập đất nước, ông Lê HảiBình chia sẻ: “Đất nước ta đang có cơ cấu dân số vàng. Đó là một cơ hội lớncho dân tộc, nhưng yếu tố này cũng chỉ được khoảng hai ba chục năm mà thôi. Màhọc sinh, sinh viên mới là những người làm nên tương lai lâu dài của đất nước.Và 98 thủ khoa ngồi đây chính là những người đi tiên phong. Tôi mong các bạnluôn giữ được ngọn lửa trái tim”.
Trong phần giao lưu rất sôi nổi giữa các thủ khoa và các vị khách mời, thủkhoa Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông Lê Quang Đức muốn xin chia sẻ củaông Lê Xuân Phú – Chủ tịch HĐQT Công ty CP Tập đoàn Sunhouse về kinh nghiệm, bíquyết khởi nghiệp.
Ông Phú nói: “Câu chuyện khởi nghiệp của mỗi người khác nhau do mỗi ngườicó hoàn cảnh, nền tảng, xuất phát điểm, cơ hội… khác nhau. Các bạn chỉ nên thamkhảo chứ không nên nhìn một ai đó để bắt chước”.
“Những ngày đầu mới ra trường, tôi cũng đi xin việc, cũng vác hồ sơ đi nộpở các doanh nghiệp như bao người khác. Tôi có một công việc lương khá cao ở thờiđiểm đó, khoảng 500 đô/ tháng. Rồi tôi xây nhà, cưới vợ, sinh con. Nhưng chỉ đếnkhi tôi thành lập được một thứ của riêng mình, thì lúc đó tôi mới thực sự khởinghiệp”.
“Lúc khởi nghiệp, tôi chỉ có tất cả 30 triệu đồng, nhưng cho bạn vay mất10 triệu, nên chỉ còn 20 triệu”.
“Tôi làm mọi thứ từ bốc vác, bán hàng, kế toán… vì lúc đó công ty chỉ cómột mình tôi. Đó thực sự là một giai đoạn khó khăn và cần lòng kiên trì. Ngay cảđến em gái tôi khi ra trường cũng không muốn làm cho tôi”– ông Lê Xuân Phúchia sẻ câu chuyện khởi nghiệp của mình.
“Kinh nghiệm mà tôi muốn chia sẻ với các bạn là trong giai đoạn khởinghiệp bạn phải làm mọi thứ để học. Những trải nghiệm sẽ giúp bạn ‘ngộ’ ra nhiềuthứ. Còn kiến thức bạn học chỉ để biết thế thôi, rồi quên đi rất nhanh”.
Có rất nhiều câu hỏi dành cho phát ngôn viên Lê Hải Bình trong phần giao lưu,trong đó một thủ khoa của Học viện Ngoại giao có hỏi rằng “phát ngôn viên BộNgoại giao thì rất oai nhưng những khó khăn trong công việc của anh là gì?”.T.S Lê Hải Bình khiến cả khán phòng cười rần rần khi nói vui: “Ra đường phảinhìn trước nhìn sau một tí. Giả sử có trót đi từ đoạn này tới đoạn kia mà khôngđội mũ bảo hiểm là bị nhắc nhở ngay ‘cẩn thận không là bị chụp lại đưa lênmạng’”.
Thủ khoa Học viện Ngoại giao đặt câu hỏi cho phát ngôn viên Bộ Ngoại giao – T.S Lê Hải Bình |
“Khó khăn là phải hòa nhập với đời sống quốc tế 24/24, khi mà ban ngày củacác nước lại là ban đêm của mình. Áp lực là khó khăn đầu tiên”– ông Bìnhnói.
“Khi vừa nhận nhiệm vụ, trên Facebook cũng có nhiều người khen là phátngôn viên trẻ tuổi. Nhưng cũng có người nói rằng chỉ cần học 20 câu là thànhngười phát ngôn được rồi. 20 câu đó là ‘cực lực lên án, cực lực phản đối, quanngại sâu sắc…’. Thế nhưng, không chỉ có 20 câu đó đâu. Phải trả lời như thế nàođể bên ngoài đánh giá được là Việt Nam có vị thế. Nhưng để có mối quan hệ tốtđẹp với bên ngoài thì bên trong lại nói tại sao chúng ta lại yếu thế vậy. Mà trảlời để bên trong “hả lòng hả dạ” thì bên ngoài có thể không giữ được quan hệ vớicác quốc gia…”.
Không chỉ chia sẻ về công việc của một nhà ngoại giao, một võ sư, về tinhthần dân tộc, người phát ngôn Bộ Ngoại giao còn làm không khí buổi giao lưu trởnên vui tươi khi hài hước nói rằng: “Khi ở độ tuổi của các bạn, tóc tai tôivẫn đầy đủ đấy chứ! Nhưng mỗi năm qua đi, kinh nghiệm có thêm, thì một số thứlại bị rơi rụng”.
Như một lời động viên, nhắn nhủ, người phát ngôn trẻ nhất trong lịch sử BộNgoại giao cũng gửi tặng các thủ khoa mấy câu thơ của nhà thơ Tố Hữu: “Nếuđược chọn là hạt giống để mùa sau/Nếu lịch sử chọn ta là điểm tựa/ Vui gì hơn làngười lính đi đầu/ Trong đêm tối tim ta là ngọn lửa”.
Trong số 98 thủ khoa xuất sắc năm 2015, có 24 nam, 74 nữ. Số lượng thủ khoa phân chia theo khối ngành: - Khối ngành Kỹ thuật: 17 (chiếm 17,4%) - Khối ngành Văn hóa – Xã hội: 16 (chiếm 16,3%) - Khối ngành Kinh tế: 40 (chiếm 40,8%) - Khối ngành Sư phạm, Y – Dược: 14 (chiếm 14,3%) - Khối Lực lượng vũ trang: 11 (chiếm 11,25) Trong số 98 thủ khoa, có 5 sinh viên vừa là thủ khoa tuyển sinh đại học, vừa là thủ khoa tốt nghiệp. |
Nguyễn Thảo