Tôi và vợ trước ly hôn sau nhiều năm chữa vô sinh không thành. Tôi lập gia đình lại và ngạc nhiên khi vợ mới báo tin vui. Có khi nào tôi… tự hết vô sinh hay bị chẩn đoán sai?ácsĩbảotôivôsinhvợmớibấtngờbáocóbang xêp hang c1
Ung thư vú tại Việt Nam liên tục tăng, khuyến cáo đặc biệt của Giám đốc BV K
Tiết lộ bất ngờ của cô gái tỉnh dậy sau 20 năm hôn mê sâu
Bạn đọc T.M.N. (40 tuổi, TP HCM) hỏi: Tôi và vợ trước đã ly hôn được 4 năm, hiện đều đã có gia đình mới. Cuộc hôn nhân trước, chúng tôi không có con dù cưới nhau 5 năm, đã chạy chữa nhiều lần, khám nhiều nơi nhưng không tìm ra nguyên nhân rõ ràng tuy có chẩn đoán là vô sinh – hiếm muộn. 1 năm trước, tôi nghe vợ cũ của tôi có bầu với chồng sau, tôi đã chắc mình là kẻ vô sinh. Nhưng vừa rồi, vợ sau của tôi vừa báo tin vui rằng cô ấy có bầu. Tôi cảm thấy hoang mang vô cùng. Chẩn đoán vô sinh trước của tôi là sai? Hay tôi bỗng dưng tôi hết vô sinh? Xin bác sĩ tư vấn giúp tôi.
Bác sĩ Nguyễn Ngọc Thông, Trung tâm Chăm sóc sức khỏe sinh sản TP HCM, trả lời:
Vấn đề bạn nêu ra khá phức tạp vì thiếu thông tin rõ ràng về những lần khám và điều trị vô sinh trước kia. Tạm thời tôi nêu ra những tình huống có thể xảy ra theo suy luận chuyên môn:
Với cuộc hôn nhân trước của 2 vợ chồng bạn: nếu đã khám và chạy chữa tại các bệnh viện chuyên khoa lớn mà vẫn không tìm ra nguyên nhân thì vợ chồng bạn thuộc nhóm vô sinh không rõ căn nguyên (chiếm khoảng 5-10% cặp vô sinh), việc điều trị phải dựa vào các biện pháp hỗ trợ sinh sản dù các kết quả xét nghiệm cho thấy cả 2 người đều có khả năng có con nhưng vì sao mấy năm vẫn không có con thì không rõ nguyên nhân. Còn nếu vợ chồng bạn chỉ chữa bằng các phương pháp dân gian, truyền miệng thì chưa thể khẳng định ai trong 2 bạn là vô sinh.
Về khả năng "vô sinh… tự khỏi" mà bạn hồ nghi, thực tế trong cuộc sống cũng có một số trường hợp vô sinh, hiếm muộn sau nhiều đợt xét nghiệm và điều trị không thấy có kết quả nhưng để tự nhiên một thời gian sau lại có thai bình thường mà không rõ lý do. Việc này vẫn có thể có nhưng là rất hiếm, y học chưa thể lý giải đầy đủ và nhiều cặp đôi vì hoài nghi nhau phải đi đến việc xét nghiệm DNA.
Ngoài ra, có thể nguyên nhân gây vô sinh là do vợ cũ của bạn. Có thể cô ấy tiếp tục đi điều trị vô sinh sau khi lấy chồng mới và việc điều trị đã có kết quả.
Với việc vợ mới cưới của bạn có thai: đây cũng là tình huống gây băn khoăn rất nhiều khi bạn vẫn cả quyết là mình bị vô sinh, bạn sẽ đặt nhiều nghi vấn về tình trạng vô sinh của mình, về khả năng khám và điều trị của những cơ sở y tế trước kia, thậm chí nghi ngờ vợ mình.
Như tôi đã kể trên, có rất nhiều cơ hội để vợ bạn mang thai hoàn toàn tự nhiên với bạn, nhất là khi bạn thuộc nhóm vô sinh không rõ nguyên nhân trong lần điều trị trước.
Hãy tìm đến những câu trả lời rõ ràng, hơn là vội nghi ngờ, làm tổn thương tình cảm vợ chồng. Bạn cần trao đổi thẳng thắn, nói chuyện với vợ mới của mình hiện nay về những vấn đề trong cuộc hôn nhân lần trước đồng thời nói rõ tình trạng hoang mang của mình để vợ thông cảm, cùng hợp tác khi cần thiết phải khám và xét nghiệm, việc này cũng sẽ có ích cho việc mang thai và sinh đẻ lần sau nếu vợ chồng bạn muốn có thêm con .
Vợ bạn đang mang thai thì chỉ cần khám thai định kỳ và tuân thủ các hướng dẫn để chăm sóc thai tốt nhất, riêng bạn có thể khám nam khoa tổng quát và xét nghiệm lại tinh dịch đồ để khẳng định khả năng có con của mình. Cuối cùng, các bạn có thể xét nghiệm DNA cho đứa bé sau khi bé chào đời để dẹp bỏ những hoài nghi của bản thân cũng như của những người xung quanh. Chúc các bạn hạnh phúc.
(Theo Người lao động)
Dù bạn đang trong mối quan hệ tạm thời hay với người bạn đời của mình, tuyệt đối không mang 10 thói xấu này "lên giường".