Tôi được biết lá xương sông có tác dụng chữa bệnh. Tuy nhiên,ươngsôngmọcdạikhắpvườncónhiềutácdụngchosứckhỏty so bong hằng ngày, tôi chỉ dùng lá này làm các món ăn. Chuyên gia tư vấn giúp tôi nên sử dụng loại lá này như thế nào là tốt nhất cho sức khỏe? Xin cảm ơn! (Lệ Hà - Gia Lâm, Hà Nội).
Lương y Bùi Đắc Sáng - Hội Đông y Hà Nội tư vấn:
Lá xương sông là vị thuốc tốt trong y học dân gian. Cây mọc cao khoảng 1m. Cây có hiệu quả đối với các bệnh lý đường hô hấp, ho hen, viêm họng, phong tê thấp. Bộ phận dùng nhiều nhất là lá và thân cây, bạn có thể phơi khô dùng dần.
Trong 100g lá xương sông có 82,5g nước, 2g protein, 1,3g đường, 2,9g chất xơ, canxi, sắt, phốt pho, vitamin B1, B2, C. Lá còn chứa nhiều tinh dầu và các hợp chất khác. Đặc biệt, các thành phần methylthymol 44,9%, P-cymama (0,12%) có tác dụng tốt cho sức khỏe.
Theo y học cổ truyền, lá có vị đắng, tính ấm đi vào kinh vị phế đại trường, công dụng với vùng xương khớp đau, viêm tấy ở khớp. Bạn có thể lấy lá bó vào gối, khớp tay đau để qua đêm.
Người bị viêm họng dùng 5-10 lá xương sông, đập qua để giảm bớt tinh dầu rồi ngậm 5-7 ngày, giảm triệu chứng viêm amidan, ho rát cổ.
Trẻ nhỏ hay nôn trớ có thể dùng 2-3 lá xương sông, rửa sạch hấp cách thủy với mật ong và dùng ăn hằng ngày.
Sắc lá xương sông với hành hoa, hương phụ có tác dụng giải cảm. Người bị mẩn ngứa có thể lấy lá xương sông giã nhuyễn cùng lá khế và chua me đất dùng bã xoa ngoài chữa chứng nổi mẩn. Nước này cũng dùng trong trường hợp cảm, sốt cao.
Lá xương sông còn dùng cho trường hợp đầy bụng, khó tiêu. Bạn có thể kết hợp lá tía tô, xương sông và trần bì… đun nước nấu uống trong ngày. Lá rửa sạch phơi khô kết hợp hoàng liên ngâm rượu và bôi vào vùng răng đau.
Lưu ý nếu bạn dị ứng với thành phần nào của lá không nên dùng. Khi sử dụng, cần rửa sạch dưới vòi nước tránh ký sinh trùng, bụi bẩn. Bạn cần chọn những lá không quá già, không quá non để có tác dụng tốt nhất.
Nếu dùng lá xương sông xong có triệu chứng đau đầu, đau nặng hơn, bạn phải ngừng sử dụng và tham khảo ý kiến bác sĩ để tránh tác dụng phụ.