Từ những dòng nhật ký đến cuốn sách đầu tay
Nguyễn Hồng Phúc là một diễn viên trẻ tài năng của Nhà hát Kịch Việt Nam. Anh từng góp mặt trong các vở kịch: Người tốt nhà số 5,ễnviênXbénduyênviếtsáchnhờnỗibuồkèo bóng trực tiếpThiên mệnh, Người trong cõi nhớ, Quan Thanh Tra.... Đây đều là những vở kịch lớn, đặc sắc và mang tầm vóc của Nhà hát được các nhà chuyên môn đánh giá cao.
Mới đây, cuốn sách Tôi và nỗi buồn không muốn làm khổ nhau nữachính thức ra mắt độc giả, đánh dấu vai trò mới của nam nghệ sĩ.
Trò chuyện với VietNamNet, diễn viên sinh năm 1995 tiết lộ, những video podcast được đăng tải trên TikTok, vô tình “dẫn lối” anh đến với nghiệp viết lách.
“Duyên viết sách của tôi xuất phát từ những trăn trở, suy nghĩ được viết dưới dạng nhật ký; sau đó từ một trong những kỹ năng của người diễn viên là truyền tải bằng giọng nói, kết hợp sở thích quay phim ngắn, tôi đã xây dựng một kênh podcast trên nền tảng TikTok. Mới đầu, tôi nghĩ chỉ đăng để được giải tỏa nỗi lòng, cũng như ghi lại hành trình thay đổi của bản thân, một thời gian sau nhìn lại xem đã tiến được bao xa so với chính mình trước đó”, Hồng Phúc bày tỏ.
May mắn được đông đảo khán giả ủng hộ, hiện kênh của Hồng Phúc đã sở hữu gần 228.000 người theo dõi và hơn 2,9 triệu lượt thích. Đọc các bình luận hưởng ứng tích cực, nam diễn viên cảm thấy hạnh phúc, tự tin hơn và quen dần với việc làm nội dung trên mạng xã hội.
“Sau khi đăng tải lên Tik Tok, nhiều người đồng cảm với những dòng tâm sự của tôi. Từ đó, mình thấy không đơn độc và các bức thư dần dần không chỉ còn dành riêng cho cá nhân mà thông qua đó, tôi muốn chia sẻ tới khán giả một số góc nhìn riêng, quan điểm về cuộc sống, trải nghiệm tự thân mà mình nghĩ giúp ích được cho các bạn trẻ đang hoang mang trước ngưỡng cửa cuộc đời.
Liên tục ra mắt nhiều video nên kỹ năng viết của tôi được cải thiện. Thật may mắn, đơn vị phát hành đã liên hệ và chúng tôi cùng biến những dòng note ấy thành hình tác phẩm hoàn chỉnh”, anh nói.
Tuy nhiên, Hồng Phúc thừa nhận bản thân là một “tay ngang” dẫn đến việc “chật vật” soát lỗi chính tả và chuyển thể ngôn ngữ nói thành văn viết. “Vốn là diễn viên, tôi chưa từng nghĩ đến một ngày sẽ viết sách. Đến công đoạn soạn bản thảo, tôi cần chuyển toàn bộ ngôn ngữ nói thành văn viết, xây dựng bố cục, căn chỉnh từng dấu chấm, dấu phẩy… Quá trình tổng hợp và biên tập kéo dài hơn 2 tháng, đầy khó khăn nhưng tôi thật vui và hạnh phúc khi giờ đây được cầm trên tay cuốn sách do chính mình viết”, Hồng Phúc bày tỏ.
Nỗi buồn - người bạn đồng hành của nghệ sĩ
Tôi và nỗi buồn không muốn làm khổ nhau nữa ghi lại tâm sự cuộc sống, hành trình trải nghiệm giàu cảm xúc của một người trẻ trước những chông gai, chướng ngại trên con đường hoàn thiện bản thân.
“Xuyên suốt những bức thư này là thông điệp mình muốn truyền tải: Trên con đường hoàn thiện bản thân, chúng ta không thể tránh việc vấp ngã và bị bủa vây bởi những khó khăn, nhưng chính hành động dám đối diện và vượt qua mới giúp ta trưởng thành rồi mở ra con đường để thấu hiểu chính mình và tìm ra hạnh phúc thật sự.
Tôi mong rằng sau khi đọc cuốn sách, những người trẻ có thể nhận thức được điều đó từ sớm, tránh hoang mang, mông lung giữa những ngã rẽ của cuộc đời khi bước chân ra khỏi sự bao bọc, vùng an toàn", tác giả 9x trải lòng.
Bằng lối quan sát và nắm bắt tinh tế, phản ánh cuộc sống khá nhanh nhạy, nhân sinh quan tích cực, một số bức thư trong cuốn sách được viết già dặn với tư duy sâu sắc. Tuy nhiên, không vì thế mà làm mất đi “chất trẻ” vốn có của người viết nhờ cập nhật ngôn từ gần gũi, bắt kịp xu hướng thời đại.
Qua những bức thư đầu tay, độc giả bắt gặp hình ảnh một cậu thanh niên đã lâu ngày vùi mình vào công việc, chạy đua với nhịp sống hối hả mà dường như đã bỏ lỡ nhiều điều.
Vào một sáng sớm sau đêm mất ngủ, cậu một lần nữa được nhìn lại những cảnh vật thân quen, yên bình mà đã rất lâu cậu không bắt gặp và mơ hồ dự cảm rằng điều gì đó sắp thay đổi cuộc đời...
Với Phiêu (bút danh của Hồng Phúc), nỗi buồn được ví như “một người bạn đồng hành”, vì trong những thời khắc cô đơn nhất, thứ cảm xúc này đã đồng hành cùng người diễn viên trẻ và góp phần hoàn thiện anh.
Đồng thời, đó cũng là động lực và nguồn cảm hứng cho tiêu đề cuốn sách. “Từ xưa đến nay, nỗi buồn cũng như những trạng thái cảm xúc khác: niềm vui, hạnh phúc... luôn tồn tại với chúng ta nhưng ít khi được tách ra khỏi bản thân để nhìn ngắm. Rất nhiều nghệ sĩ đã sử dụng nỗi buồn để thăng hoa thành tác phẩm, vì vậy tôi cũng muốn nỗi buồn ở đây không mang tính tiêu cực, chìm đắm mà thay vào đó nó như người bạn ở bên trò chuyện, đối thoại và dạy ta cách trở nên mạnh mẽ.
Nỗi buồn như những ngày mưa dầm ẩm ướt, ban đầu ta thấy khó chịu vì bất tiện nhưng ở khía cạnh nào đó nó vẫn mang trong mình vẻ đẹp, ta không ra khỏi nhà được để đi chơi nhưng lại có thời gian cho bản thân thả lỏng. Nếu như không có những ngày như vậy thì một buổi sáng đầy nắng đâu còn nhiều giá trị”, nam diễn viên nói.
Xuôi dòng thời gian, hội ngộ Hồng Phúc ở những bức thư cuối, độc giả nhận ra rằng người viết đã có sự chuyển mình, trưởng thành về mặt nhận thức để sẵn sàng đón nhận yêu thương.
Không còn sự “ngây ngô” thuở ghi những dòng nhật ký đầu tiên, dấn thân vào văn chương, tác giả đã dũng cảm chọn nỗi buồn làm người bạn đồng hành. Bởi nếu thiếu đi “người bạn đặc biệt” ấy, hành trình thay đổi đầy ý nghĩa của "Phiêu nói nhiều" sẽ giống như chưa từng được bắt đầu.
Những góc nhìn nhân sinh từ tiểu thuyết 'Người đẹp ngủ mê'Tiểu thuyết 'Người đẹp ngủ mê' của cố nhà văn Nhật Bản Kawabata Yasunari khắc họa thái độ phản tỉnh của người thực hành thiền định để đi đến giác ngộ về dục tính của chính mình và ý nghĩa của nhân sinh.