Trong thời đại công nghệ phát triển,ệnkhoecontrênmạngxãhộilờinhắccủađồngnghiệpkhiếnbàmẹchộtdạxem ngoại hạng anh trực tuyến các nền tảng mạng xã hội có sức lan tỏa lớn, đăng ảnh con lên mạng để lưu giữ kỷ niệm là cách được nhiều phụ huynh lựa chọn.
Các ông bố, bà mẹ khoe hình ảnh, video của con từ thuở lọt lòng và trong cả hành trình khôn lớn. Dù một số nền tảng mạng xã hội như Facebook có chế độ cài đặt quyền riêng tư cho hình ảnh đăng tải nhưng nhiều phụ huynh vẫn vô tư công khai, cho phép người lạ theo dõi hình ảnh, video về con mình.
Việc làm này có thể dẫn đến những tình huống nguy hiểm khó lường.
Kể từ khi làm mẹ, chị Nguyễn Thị L. (33 tuổi, Hà Nội) đã xem Facebook của mình là nơi lưu giữ kỷ niệm của con. Chị nói đùa: “Từ ngày Sữa (tên gọi ở nhà của con chị L.) ra đời, trang Facebook của tôi biến thành của con”.
Chị vô tư chia sẻ ảnh con từ khi mới chào đời, khi con biết đi, biết nói, biết nô đùa với bố mẹ, ông bà,... Tất cả những khoảnh khắc dễ thương của con đều được chị đăng lên Facebook ở chế độ công khai.
Trong một vài bài đăng, chị còn vô tình để lộ quê quán, cũng như địa chỉ nhà. Chị thừa nhận, bản thân chưa từng ý thức được việc khoe con trên mạng đem đến rắc rối hay để lại hậu quả đáng tiếc gì.
Cho đến một ngày, nhận được tin nhắn nhắc nhở của một nam đồng nghiệp, chị mới... giật mình. “Cậu ấy bằng tuổi tôi, cũng có con gái hơn con tôi 1 tuổi.
Tôi vẫn nhớ nguyên văn tin nhắn đó. ‘Sữa đáng yêu quá, vừa xinh giống mẹ, vừa năng động giống bố. Nhưng khi đăng ảnh con, cậu nên để chế độ bạn bè chứ đừng để công khai như vậy, lỡ đâu người xấu xem được sẽ nguy hiểm cho con. Hoặc cậu chỉ đăng ảnh phía sau, ảnh nghiêng của con thôi, đừng đăng ảnh và video rõ mặt.
Tin nhắn ấy khiến tôi chột dạ”, chị L. kể.
Đó là lần đầu tiên chị biết đến khái niệm “bảo vệ con trên không gian mạng” và ý thức được việc làm của mình có thể nguy hại đến con.
Sau lời nhắc nhở, chị dành cả buổi ngồi ẩn tất cả hình ảnh của con trên Facebook. Kể từ sau đó, mỗi khi đăng ảnh con, chị cũng cẩn thận để ở chế độ bạn bè, thậm chí không còn đăng bất kỳ hình ảnh nào rõ mặt con.
Vi phạm luật bảo vệ trẻ em
Chuyên gia giáo dục, TS. Vũ Thu Hương cho hay, việc phụ huynh vô tư khoe con trên mạng sẽ có rất nhiều hiểm họa rình rập.
“Nếu như bất kỳ ai trên mạng cũng biết con bạn học trường nào, tên con là gì, nhà ở đâu, yêu thích những gì, thói quen hàng ngày,... thì sẽ nguy hiểm thế nào nếu như những thông tin đó lọt vào tay kẻ xấu”, TS. Thu Hương nói.
Vị chuyên gia nhấn mạnh, nhiều ông bố, bà mẹ ở thành phố bị lừa đảo số tiền lớn với chiêu thức báo tin con bị cấp cứu và theo cơ quan điều tra, 80% do chính họ tự lộ thông tin cá nhân.
“Theo ngân hàng Barclays, vào những năm 2030, hàng triệu vụ trộm danh tính có thể xảy ra mỗi năm. Đó là hệ quả để lại sau khi thế hệ cha mẹ hiện nay 'vô tình' công khai mọi thông tin của con cái lên mạng xã hội”, TS. Thu Hương thông tin.
TS. Hương kể, một phụ huynh học sinh của chị từng nhận được cuộc gọi thông báo con của họ xảy ra sự cố sức khỏe tại trường và được yêu cầu chuyển tiền.
Trong lúc hốt hoảng, họ gọi điện cho chị Hương nhờ tư vấn hướng xử lý vì không thể liên lạc với giáo viên. Chị khuyên họ liên lạc theo đường dây nóng của nhà trường và được biết, không hề có học sinh nào gặp chuyện hôm đó và giáo viên đang giảng dạy trên lớp không sử dụng điện thoại.
Đó là minh chứng cho hậu quả của việc vô tư để lộ hình ảnh, thông tin của con trên mạng xã hội.
Bên cạnh đó, khi cha mẹ đăng tải hình ảnh, clip ghi lại khoảnh khắc không đẹp, những câu chuyện về lỗi lầm của con như khóc ăn vạ, cãi bố mẹ, con có thái độ xấu,... vô tình đã để con trở thành đối tượng bị bàn tán của đám đông.
Kết quả, trẻ có thể phải hứng chịu những tổn thương về tinh thần khi bị phán xét, chê bai. Trẻ phải đối mặt với chính những hình ảnh không đẹp đẽ của mình khi chúng khôn lớn.
“Riêng việc khoe hình ảnh nhạy cảm của con là vi phạm luật bảo vệ trẻ em trên không gian mạng, luật chăm sóc và bảo vệ trẻ em. Các con có quyền được bảo vệ hình ảnh và sự riêng tư”, TS. Hương nhấn mạnh.
Theo chuyên gia giáo dục, bố mẹ có thể đăng tải hình ảnh của con trên mạng xã hội khi những bức ảnh đó không rõ mặt và đặc biệt cần giữ kín thông tin gia đình.
“Tuy nhiên, việc này cũng cần hạn chế tối đa nhằm giữ an toàn cho các con và gia đình”, chị nói.
Điều 36 Nghị định 56/2017/NĐ-CP, quy định các biện pháp bảo vệ thông tin bí mật đời sống riêng tư cho trẻ em trên môi trường mạng:- Cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp cung cấp dịch vụ trên môi trường mạng và cá nhân khi đưa thông tin bí mật đời sống riêng tư của trẻ em lên mạng phải có sự đồng ý của cha, mẹ, người chăm sóc trẻ em và trẻ em từ đủ 7 tuổi trở lên; có trách nhiệm bảo đảm an toàn thông tin của trẻ em.
- Cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp cung cấp dịch vụ trên môi trường mạng phải sử dụng các biện pháp, công cụ bảo đảm an toàn về thông tin bí mật đời sống riêng tư của trẻ em, các thông điệp cảnh báo nguy cơ khi trẻ em cung cấp, thay đổi thông tin bí mật đời sống riêng tư của trẻ em.
- Cha, mẹ, người chăm sóc trẻ em, trẻ em từ đủ 7 tuổi trở lên và cơ quan, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm bảo vệ trẻ em theo quy định của pháp luật có quyền yêu cầu cơ quan, tổ chức cung cấp dịch vụ và cá nhân tham gia hoạt động trên môi trường mạng xóa bỏ các thông tin bí mật đời sống riêng tư của trẻ em để bảo đảm sự an toàn và lợi ích tốt nhất của trẻ em.