Sâu chít là ấu trùng của một loài côn trùng thường sống trong thân cây chít (hay còn gọi là cây đót) mọc trên rừng. Chúng thường cắn đục thân cây làm cây ngừng sinh trưởng. Sâu chít được tìm thấy nhiều ở vùng Tây Bắc.
Loại sâu này thường được bà con địa phương dùng làm nguyên liệu chế biến thành món ăn hay đem ngâm rượu,ĐặcsảnTâyBắcgiábạctriệuđượcvínhưthầndượcphòbong da keo nha cai làm thuốc, lâu dần trở thành đặc sản.
Theo người dân địa phương, sâu chít thường xuất hiện vào thời điểm cuối thu đầu đông, kéo dài khoảng 4 tháng. Lúc này, bà con bắt đầu vào rừng, tìm kiếm những cây chít để thu hoạch sâu.
Sâu chít có màu trắng sữa, căng mọng, sống nhung nhúc trong những đọt cây. Sau khi bắt sâu ra, người ta sẽ thả chúng vào chậu đựng rượu pha loãng. Cách làm này giúp sâu không bị biến chất và nhả hết chất bẩn bên trong cơ thể ra ngoài.
Tùy nhu cầu thưởng thức mà người dân có thể sử dụng sâu chít tươi hoặc phơi, sấy khô, làm nguyên liệu ngâm rượu. Trung bình, mỗi cân sâu chít tươi có giá từ 800 nghìn đến 1 triệu đồng, còn sâu chít khô được bán với giá cao hơn, khoảng vài triệu.
Sâu chít tươi thường được chế biến thành nhiều món ăn như rang, nướng, xào trứng. Ở một số nơi, người ta còn làm món cháo, xôi, ăn kèm sâu chít. Ngon và phổ biến nhất là sâu chít xào lá chanh. Món này được chế biến đơn giản, nhanh chóng nhưng giữ nguyên độ béo ngậy của sâu và dậy mùi thơm.
Nhiều thực khách lần đầu nhìn thấy sâu chít không khỏi dè chừng, e sợ nhưng khi thưởng thức các món ngon từ loài sâu này lại thích mê, khen ngon. Vị bùi, béo ngậy và ngọt của sâu chít có thể chinh phục cả những thực khách khó tính.
Không chỉ được chế biến thành nhiều món ngon với hương vị hấp dẫn, sâu chít còn được xem như “thần dược”, thuốc bổ vì mang lại nhiều lợi ích sức khỏe.
Theo Đông y, sâu chít có vị cam, tính ấm, có tác dụng bổ phế, ích thận, an thần, thường được dùng để chữa chứng thận âm dương lưỡng hư.
Sâu chít cũng được dùng để chữa các bệnh như ho, suyễn, thổ huyết, mang lại hiệu quả trong việc điều trị chứng thận dương suy vi. Nhưng có lẽ vì tốt cho thận nên nhiều người tin sâu chít còn giúp tăng cường sinh lực, ví chúng như “thần dược phòng the”.
Theo bác sĩ Hoàng Sầm - Chủ tịch Viện Y học Bản địa Việt Nam, tính đến hiện tại chưa có công trình khoa học nào khẳng định sâu chít có tác dụng tăng cường sinh lý nhưng nhiều người vẫn tin và truyền tai nhau công dụng cường dương, tráng khí của loài sâu này.
Tuy nhiên, sâu chít có giá trị dinh dưỡng cao vì 30% cơ thể chúng là protein. Sâu chít còn chứa 17 loại amino acid cần thiết cho sự phát triển của cơ thể với hàm lượng cao gấp 3 lần đông trùng hạ thảo. Vì vậy, có thể sử dụng sâu chít làm món ăn bồi bổ sức khỏe nhưng không nên lạm dụng để tránh gây dị ứng, sốc phản vệ.
Công dụng chữa bệnh tuyệt vời của sâu chítSâu chít là một trong những sản vật quý ở các vùng núi phía Bắc nước ta, vừa có thể làm thực phẩm vừa là vị thuốc có nhiều công dụng quý.