Bài 1:Thanh niên thế hệ Hồ Chí Minh
Bài 2: Sốngnhư anh
Ngày 15-10-1964,người thanh niên trẻ măng mặc bộ đồ trắng, bị bịt mắt, đứng bên cái cọc, dù lẻloi nhưng hiên ngang, ngạo nghễ trước họng súng của quân thù. Tin anh NguyễnVăn Trỗi hy sinh đã làm xúc động lòng người, làm nhói đau trong tim họ và sụcsôi lòng căm phẫn về sự hèn hạ của chế độ Mỹ - ngụy. Anh Trỗi ngã xuống đã cổvũ hàng vạn thanh niên hăng hái lên đường ra trận. Chúng tôi thấy trong kỷ vậtcủa chị có lưu giữ bức ảnh anh Trỗi trước pháp trường và chị dành nhiều trangviết đầy cảm xúc về gương hy sinh anh dũng của anh. Anh Trỗi đứnghiên ngang trước họng súng quân thù (ảnh lưu giữ kèm theo nhật ký)
Quyết tâm“sống, chiến đấu như anh...”
Anh hùngNguyễn Văn Trỗi sinh ra ở xã Điện Thắng Trung, huyện Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam,trong một gia đình nông dân nghèo, chẳng may mồ côi mẹ từ nhỏ, tuổi thơ rất cựckhổ. Năm 10 tuổi, anh vào Sài Gòn học nghề thợ điện, đạp xích lô... cũng từ đó,anh Trỗi được các chú, các anh dìu dắt giác ngộ cách mạng. Đầu năm 1964, anhTrỗi nhận nhiệm vụ đánh sập cầu Công Lý ở Sài Gòn và phục kích diệt tay Bộtrưởng Quốc phòng Mỹ Robert Mc Namara. Để phục vụ cho trận đánh này, anh đã bánchiếc nhẫn cưới để mua dây điện. Ngày 9-5-1964, tại cầu Công Lý, trong lúc đangnối dây điện tới quả mìn thì anh bị địch phát hiện. Anh Trỗi sa vào tay giặc.Trong ngục tù, kẻ thù dùng mọi thủ đoạn tra tấn, dụ dỗ nhưng anh Trỗi vẫn nhấtmực gìn giữ lòng son sắt với Đảng, với nhân dân. Không cách nào khuất phục đượcanh, ngày 15-10-1964, kẻ thù ra lệnh tử hình anh Trỗi tại khám Chí Hòa; khi ấyanh mới 24 tuổi. Trước lúc hy sinh, anh Trỗi nhiều lần hô lớn: “Hồ Chí Minhmuôn năm. Việt Nam muôn năm”! Lời hô của anh như tiếng kèn xung trận, thôi thúcbao thế hệ thanh niên lao vào cuộc chiến đấu mới để giải phóng dân tộc. Anhhùng Nguyễn Văn Trỗi đã sống xứng đáng - chết vẻ vang, như lời của Chủ tịch HồChí Minh “Vì Tổ quốc, vì nhân dân, liệt sĩ Nguyễn Văn Trỗi đã anh dũng đấutranh chống đế quốc Mỹ đến hơi thở cuối cùng”. Bài thơ kỷniệm ngày giỗ lần thứ 2 của anh Trỗi
Hình ảnhngười anh hùng trẻ tuổi bất khuất, kiên cường vào thời điểm đó đã trở thànhthần tượng của nhiều thanh niên yêu nước. Do đó, trong hành trang của ngườilính trẻ, trong kỷ vật của các liệt sĩ thường lưu giữ hình ảnh anh Trỗi cũng làđiều dễ hiểu. Riêng chị - người lính - tác giả cuốn nhật ký, có cùng lứa tuổivới anh Trỗi đã xem anh như là tấm gươngsáng để noi theo trong học tập, chiến đấu. Bức ảnh của anh Trỗi kèm trong kỷvật của chị, có dòng chữ: “Nguyễn Văn Trỗi sống mãi, một Nguyễn Văn Trỗi ngãxuống, hàng vạn Nguyễn Văn Trỗi đứng lên”. Trên đường hành quân vào ngày10-10-1966, nhớ về anh Trỗi, chị viết: “Chỉ còn mấy ngày nữa là đến ngày kỷniệm, ngày giỗ lần thứ 2 của anh Trỗi. Để thiết thực kỷ niệm ngày hy sinh anhdũng của anh, mình phải làm gì? Trong công tác đối với kẻ thù, đối với đồngchí, đồng đội phải như thế nào? Đạo đức người cách mạng, người cộng sản, đốivới người thân yêu... đó là những vấn đề cần tính làm thế nào cho được tốt toàndiện...”. Rồi đến ngày giỗ anh Trỗi 15-10-1966, chị làm bài thơ về anh: “Quênsao được tháng mười - sáu bốn/ Ngày 15 anh Trỗi đã hy sinh/ Vì quyền dân tộccủa mình/ Tự do độc lập dân sinh giống nòi/ Anh đã chết nhưng anh vẫn sống/Sống trong lòng nam nữ thanh niên/ Tươi thêm giọt máu vào tim/ Hôm nay tôi lạinhớ đến anh/ Người đồng chí đấu tranh dũng cảm/ Gương anh khắc mãi trong tim/Khí tiết cách mạng con đường Mác - Lê/ Nhớ anh, tôi nhớ lời anh dặn/ Nhớ anh,sống chiến đấu như anh/ Làm sao xứng với tuổi xanh/ Giải phóng đất nước đoạtthành ước mơ...”.
“Hãy đi lêntìm chân lý sống”
Có thể nóiđây là cuốn nhật ký của người nữ chiến sĩ, người đảng viên có học thức và năngkhiếu thơ ca. Những trang cuối chị viết rất nhiều bài thơ. Trang cuối cùng ghingày 20-10-1966 mới viết được vài dòng dở dang, nét chữ cũng không còn đẹp nhưban đầu. Có thể thời khắc này, chị cùng đồng đội đang bước vào cuộc chiến ácliệt và rồi mãi mãi nằm xuống trên mảnh đất Chiến khu Đ anh hùng. Đọc nhật kýcủa chị, chúng tôi vô cùng xúc động và tự hào. Không xúc động sao được, là nữnhi, tuổi đời còn rất trẻ nhưng sớm giác ngộ cách mạng với bao ước mơ cháy bỏngcho tương lai nay chị đành gác lại, thân xác chị đã ngủ yên trong lòng đất nàyđã 46 năm qua.
Trách nhiệmcủa người chiến sĩ, tinh thần hăng hái học tập luôn thể hiện xuyên suốt trongnhững trang nhật ký này đã được viết ra cách đây gần 50 năm nhưng giờ đọc lạivẫn còn hiển hiện tính thời sự, sục sôi lý tưởng cách mạng, chị viết: “Hãy lohoàn thành tốt nhiệm vụ trước mắt. Muốn được tiến bộ, làm tốt công tác của mìnhhơn, bản thân luôn nhớ và trau dồi, thực hiện mấy phần sau: không ngừng tudưỡng tinh thần, tư tưởng của người cộng sản. Ra sức học tập đồng chí, học tậptừ hội nghị. Không ngừng phát huy đúng mức ưu điểm của mình. Đẩy mạnh hòa mìnhlao động với đồng chí, với anh chị em. Luôn khiêm tốn, soi rọi bản thân quatừng đợt...”.
Và đôi khichị có những dòng viết thoáng qua về tình cảm của bản thân với nỗi trăn trở,mất mát bởi chiến tranh gây nên. Ngày 21-1-1966, chị viết: “Đến gặp anh C đểbàn giao công tác. Một tin làm mình xúc động vô cùng vì người thân đã sa vàotay giặc ngày 8-1. Mình buồn và có suy nghĩ nhiều dù rằng đối với mình chưa cógì là khái niệm sâu sắc trong lòng, ngoài tình đồng chí, tình cảm cách mạng,nhưng mình coi anh ấy là người bạn... và cũng là người lý tưởng của mình...”.Và để tự động viên sự mất mát của bản thân, chị viết: “Mình lại nghĩ đến tìnhyêu cao thượng của anh Trỗi, chị Quyên, đôi vợ chồng vừa cưới nhau được 20ngày, mới chung sống thời gian ít như vậy mà vội chia ly vĩnh viễn. Trường hợpmình cũng gần giống vậy nhưng mình phải đặt vào tổ chức kỷ luật cao...”. Toànbộ cuốn nhật ký, chỉ có mấy dòng ngắn ngủi trên dành cho chị nói về bản thân,một chút riêng tư. “Biết hy sinh nên chẳng nhiều lời”, “Khi Tổ quốc cần chúngmình biết hy sinh”, đó là lý tưởng của thanh niên khi dân tộc bị lâm nguy, cógiặc ngoại xâm. Tình yêu thời chiến bao giờ cũng đẹp như huyền thoại. Ở Bảotàng Quảng Trị có câu chuyện: Những năm sau ngày giải phóng, trong lúc thi côngnhững người thợ đã phát hiện một căn hầm có 5 hài cốt chiến sĩ đang trong tưthế ngồi đã bị một quả bom của địch dội trúng lối ra. Một bộ hài cốt tựa vàothành hầm, vẫn còn mang trên mình chiếc xắc-cốt, trong đó có lá thư ký tên PhanThị Biển Khơi. Qua các kỷ vật tìm thấy, khẳng định đây là của liệt sĩ, thượngúy Lê Binh Chủng, Chính trị viên Phó tiểu đoàn K10, Quảng Trị. Bức thư tình nằmdưới lòng đất lạnh đã mấy mươi năm nhưng nét chữ vẫn còn đọc được. Nội dung thưrất cảm động, được chị Khơi gửi cho chồng nhưng anh Chủng chưa kịp biên thư hồiâm thì đã hy sinh. Mấy chục năm ròng, nhiều lần chị Khơi đi tìm hài cốt nhưng không biết anh nằm ở đâu, trong lòngthương nhớ khôn nguôi. Nhờ lá thư này có địa chỉ rõ ràng mà hài cốt của ngườichiến sĩ này đã được đưa về với gia đình, quê hương.
Tình yêu thờichiến thật đẹp và cũng khắc nghiệt, dồn nén tất cả để dành mọi hy sinh, cốnghiến cho Tổ quốc. Chúng tôi không tìm thấy thư tình trong kỷ vật của người nữchiến sĩ trẻ này nhưng những dòng chữ của chị đối với người bạn trai đã bị địchbắt rất đáng khâm phục. Cuối những trang viết này, chị ghi rõ từng chữ: “Hãy đilên tìm chân lý sống”. Câu chữ như là lời nhắc nhở phải vượt qua đau thương,mất mát để tiến lên phía trước. Thật tự hào cho khí phách của lớp người trẻthời ấy, biết bao!
Nhậtký thế hệ Hồ Chí Minh (tiếp theo)
- Ngày30-11-1964: Học tập xong phần giáo dục và bắt đầu kiểm tra.
Trong thờigian qua M. có nhiều nỗ lực trong học tập, trong công tác, có nhiều ưu điểmtrong tất cả các mặt sinh hoạt. Nhưng bên cạnh đó, còn có những khiếm khuyết,bản thân cần khắc phục tiến lên, nhất làphần lý luận. Cần phải đấu tranh tư tưởng vươn lên hơn nữa theo hướng học tậpmà M. đã xác định.
Tập trung caođộ, khắc phục những thiếu sót, gạt bỏ tư tưởng không hay, chủ nghĩa cá nhân.Hãy vì tập thể, cùng tương trợ nhau trong học tập và công tác.
Thi hành tốttrách nhiệm, bồi dưỡng giúp đỡ đồng chí tiến bộ qua sự phân công của tổ Đoàn.
Luôn nhớ đạođức người cộng sản “Vì mọi người, vô tư mà học tập, công tác”.
Rèn luyện bảnthân về kiến thức văn hóa, đạo đức cách mạng.
- Ngày6-12-1964: Đêm nay được nghe đồng chí nhà báo Tô Quyên kể lại những sự việc,sinh hoạt ở vùng nông thôn giải phóng, cụ thể là Long An... Về các mặt đời sốngsinh hoạt, kinh tế, phong tục, mê tín dị đoan, phong trào tham gia cách mạng,đấu tranh chính trị và đấu tranh vũ trang. Một việc gần gũi nhất với mình làphong trào giáo dục, công tác giáo dục của nhà giáo, đó là những điều thực tế,quan hệ đến bản thân mình.
Nhớ lại quákhứ, thời gian công tác giảng dạy, hiện rõ mồn một nhiều sai lầm, thiếu sót màtrước đây mình vấp phải. Bổ túc đẩy mạnh phong trào bình dân học vụ, chống giặcdốt là rất quan trọng mà M. chưa làm hết được. Nói chung về mọi mặt, M. còn phải học tập nhiềuhơn mới xứng đáng là một thanh niên cách mạng, thanh niên cộng sản.
(Một phần nữavề văn nghệ, thể dục, thể thao cần tham gia nhiều hơn).
Đây là nơirèn luyện để trở thành con người mới, con người toàn diện, một giáo viên pháttriển toàn diện. M. cần cố gắng nhiều, nỗ lực học tập khắc phục những thiếu sótđể tiến bộ. Học tập đạo đức người cách mạng, người cộng sản.
HT 1217 B/b25
- Ngày 20-12-1964:Kỷ niệm 4 năm ngày thành lập Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam.Chiến sĩ giải phóng quân giết nhiều giặc. Người giáo viên nhân dân trên trậntuyến văn hóa cần phải học tập nỗ lực nhiều hơn nữa.
- Đêm1-1-1965: Đêm nay được nghe chú Năm nói chuyện tình hình thời sự, M. rất phấnkhởi. Quân và dân ta đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác, ngày một nhiềuhơn, vẻ vang hơn. M. phải nỗ lực trau dồi để tiến kịp bè bạn, giàu lòng yêunước, căm thù giặc sâu sắc và dám hy sinh tính mạng khi Tổ quốc cần đến. Phảitỏ thái độ dứt khoát bạn - thù, trước mặt kẻ thù không do dự.
Qua lời kểcủa chú Năm, M. soi rọi bản thân, phải cần học tập thêm, tư tưởng luôn hướngđến lý tưởng cộng sản, chân lý của cách mạng.
“Ta hãy nghĩđến Tổ quốc nhiều hơn - vì Tổ quốc”. Vâng! M. phải cố gắng làm được. Tự kiểmđiểm lại mình, M. thấy mình còn thiếu sót là chưa tận tình giúp đỡ những bạnnhỏ tuổi hơn mình, phải quan tâm nhiều hơn những bạn mà tổ Đoàn phân công mìnhgiúp đỡ.
- Tuổi còntrẻ
- Đời còn dài
- Vì Tổ quốc
- Nghĩ đến Tổquốc nhiều hơn
- Gạt bỏ tưtưởng cá nhân
- Học tậptrau dồi nhiều hơn, tốt hơn.
- Ngày10-1-1965: Qua kỳ kiểm tra lịch sử, M. thấy rằng bản thân mình cần tránh bệnh chủ quan, chỉ tập trung trọng tâm mà quên đi những việcnhỏ của bài vở, kết quả chưa hài lòng.
Hướng tới:Cần phấn đấu hơn nữa trong học tập, tập trung cao độ, đào sâu suy nghĩ, nghiêncứu nhiều, có như vậy tư tưởng mới thoải mái, học tập đem lại kết quả tốt. Nhưthế mới xứng đáng là đứa con của gia đình, của cách mạng, của Đảng.
“QUYẾT TÂM KHẮC PHỤC TỐT”
- Ngày22-1-1965: Qua bài kiểm tra, M. thấy được khuyết điểm của mình là nghiên cứuchưa sâu, nắm vấn đề chưa chắc, chưa tập trung hết tư tưởng.
Phải cố gắngthật nhiều, “vì nhân dân, vì Tổ quốc vô tư mà học tập”.
- Ngày11-2-1965: 2 ngày qua, M. bị đau, không học hành được gì. Uống thuốc đã đỡnhưng vẫn mệt nhiều. Cố đấu tranh tư tưởng để vượt qua cơn bệnh, học tập tíchcực hơn. Vì không còn bao lâu nữa M. sẽ về địa phương công tác, va chạm vàothực tế. Trong thời gian ở đây, M. cần trui rèn tư tưởng chuẩn bị sẵn sàng đểtrở về tiếp nhận môi trường mới.
- Ngày14-2-1965: Mấy ngày qua (13, 14) được học tập, xem triển lãm về hội họa củatrường hội họa Trung ương tổ chức. Chỉ còn mấy ngày nữa là kết thúc lớp học nênM. phải tập trung cao độ, không nghĩ sai lệch để rồi tự khó chịu với bản thânmình.
“Khắc phụcsửa chữa tốt thì học tập mới đạt nhiều kết quả tốt”.
- Ngày27-5-1965: Lễ bế giảng với không khí tưng bừng, nhộn nhịp, với biết bao phấnkhởi, vui tươi. Đến dự có đại diện BT, đại diện Đảng, Trung ương, Mặt trận. M.mãi mãi ghi sâu. Số kiến thức mà M. có được chỉ là bước đầu, phải luôn trau dồinghiệp vụ, trình độ văn hóa, trình độ chính trị.
“Chính trị làthống soái, nghiệp vụ là trung tâm, văn hóa là cơ sở” phải là người học trò nhỏcủa quần chúng, tin tưởng hoàn toàn và bồi dưỡng văn hóa cho họ.
Tin tưởng -phấn khởi khi trở lại địa phương công tác. (Còn tiếp)
Q.H (ghi)
Bài 3: Nhữngbức ảnh sống mãi với thời gian
KIẾN GIANG