Anh Hà Văn Kiên cho biết,ánhkhóeluộclinhkiệnmáyvitílịch bóng đá anh nhiều trung tâm, cửa hàng sẵn sàng dùng chiêu phá máy của khách để buộc khách phải sửa ở chỗ mình. |
Từ luộc tái đến luộc chín
Anh Nguyễn Quang H, vốn là chủ một cửa hàng sửa chữa, nâng cấp và bảo hành máy tính cho biết: "Có hai cách luộc đồ. Một là luộc chín, có nghĩa là luộc hết từ A - Z. Hai là luộc tái, chỉ luộc những đồ dễ tháo rời như ram, chíp, ổ ghi đĩa. Tùy từng khách hàng mà đưa ra quyết định có luộc đồ hay không. luộc đến mức nào H. nói.
Tôi thắc mắc, trên tất cả các sản phẩm, linh kiện máy tính đều có tem ghi số seri sao có thể thay được, anh H. cười bảo: "Đây là chiêu mà những thợ đẳng cấp mới làm được. Bọn anh dùng máy sấy bóc đi tem linh kiện xịn dán vào linh kiện cũ, rồi lắp ráp lại bình thường. Chỉ dân trong nghề nhìn mới biết được”.
Những linh kiện máy tính hay bị luộc nhất là những đồ dễ tháo dời như RAM, CPU, ổ CD, chips. Họ thường thay những đồ cấu hình thấp, cũ vào máy khách hàng để lấy những linh kiện có cấu hình cao. Những linh kiện cũ, hàng Tàu không nơi nào nhiều bằng chợ Trời. Có khi được mua từ những những người bán đồng nát -H. cho biết. Những linh kiện mua từ đồng nát giá cực rẻ, có khi chỉ 100 nghìn đồng /1kg RAM. Thợ sửa chỉ cần dùng cồn hoặc nước chuyên lau rửa linh kiện máy vi tính lau qua là như mới, thay cho khách. Được biết, chỉ cần luộc 1 cái RAM từ 1 Gb xuống 516 MB, thợ sửa máy đã nghiễm nhiên đút túi 200 nghìn đồng.
Càng sửa, bệnh càng nặng