- Phát biểu tại hội thảo góp ý cho các dự luật giáo dục và giáo dục đại học sửa đổi ngày 28/5 tại Mặt trận Tổ quốc Việt Nam,áodụccầnsựổnđịnhtươngđốtrực tuyến bóng đá kèo nhà cái GS Phạm Thị Trân Châu lưu ý rằng trong giáo dục rất cần sự ổn định tương đối.
Hướng tới nền giáo dục mở, thúc đẩy cạnh tranh trong đào tạo
Theo Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Hữu Độ, dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục đã sửa 36/114 điều, đạt 31.5%. Đây là kết quả “chung cuộc” sau nhiều lần tham vấn ý kiến các bộ ngành, bởi ban đầu dự luật này sửa 46 điều – bao gồm cả những nội dung về lương giáo viên hay học phí THCS.
Góp ý về các dự thảo sửa luật giáo dục của Hội đồng tư vấn khoa học, giáo dục và môi trường của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam. Ảnh: Hạ Anh |
Ông Nguyễn Đức Cường, Vụ phó Vụ Pháp chế cho hay phạm vi sửa đổi của dự luật tập trung ở các nội dung: Học phí sư phạm, trình độ chuẩn của giáo viên tiểu học, văn bằng nước ngoài và các phương thức đầu tư tài chính.
Theo bà Nguyễn Thị Kim Phụng, Vụ trưởng Vụ Giáo dục Đại học, dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục Đại học đã điều chỉnh, sửa đổi, bổ sung 31/73 điều, tập trung vào 4 trụ cột chính sách lớn với 6 nội dung sửa đổi nổi bật. Dự thảo đã bám sát 4 chính sách lớn về giáo dục đại học mà Quốc hội đã thông qua. Cụ thể là chính sách mở rộng phạm vi và nâng cao tự chủ GDĐH; Chính sách đổi mới quản trị ĐH; Chính sách đổi mới quản lí đào tạo; Chính sách đổi mới quản lí nhà nước trong điều kiện tự chủ ĐH. Trong đó, “tự chủ đại học” là yếu tố bao trùm, nhằm đạt được chất lượng và hội nhập quốc tế.
Việc sửa đổi này sẽ tạo cho các cơ sở giáo dục phát huy nội lực, sáng tạo.
“Một mình ngành giáo dục lo cho 200 trường không thể tốt bằng các trường và hội đồng trường cùng lo và phát triển theo hướng cạnh tranh” – bà Phụng nói.
Băn khoăn về hệ thống
Là người phát biểu đầu tiên, GS Nguyễn Lân Dũng đã trình bày 11 băn khoăn xung quanh những vấn đề như: một chương trình, nhiều bộ sách giáo khoa, dạy học tích hợp, khả năng phân luồng hướng nghiệp của hệ thống, lương giáo viên, trình độ đầu vào sư phạm, việc sử dụng vốn nước ngoài trong giáo dục,v.v... GS Dũng cũng đặt câu hỏi việc đổi mới giáo dục nếu gặp tình huống thất bại thì ai sẽ phải chịu trách nhiệm.
TS Nguyễn Viết Chức, Phó Chủ nhiệm Hội đồng tư vấn thì nêu vấn đề đã từng được đặt ra trước đây là nên xây dựng hệ thống giáo dục 10 hay 12 năm. Ông cho rằng nếu không nghĩ về hệ thống thì “khó mà căn bản và toàn diện”. TS Chức cũng đề nghị thêm là không thi THPT nữa còn tuyển sinh ĐH thì các trường phải chủ động.
Nói về dự luật giáo dục Đại học sửa đổi, ông Chức bày tỏ “Tôi thích tinh thần thúc đẩy cạnh tranh trong đào tạo. Trường mà không được chủ động thì không tạo ra con người chủ động được”.
Ông Lê Vân Trình: "Dáng dấp của cách mạng 4.0 đã được thể hiện trong dự thảo". Ảnh: Hạ Anh |
Trong khi đó, ông Lê Vân Trình thì quan sát thấy chưa rõ định hướng giáo dục hướng nghiệp. Ông cũng đồng tình với việc bỏ chính sách miễn phí cho sinh viên sư phạm và đề nghị Bộ GD-ĐT phải có kế hoạch trung và dài hạn bồi dưỡng trình độ giáo viên hiện hành cũng như nâng lương cho giáo viên phổ thông.
Đến từ hội đồng tư vấn pháp luật, GS luật học Nguyễn Đăng Dung băn khoăn chưa rõ “bóng dáng” của giáo sư và bộ môn – “linh hồn” của các trường đại học - trong dự luật Giáo dục Đại học. “Hãy ưu tư và dành thời gian cho ông giáo sư ưu tư, đó là tự do học thuật. Không có tự do học thuật thì không thể phát triển được” – ông nói thêm.
GS Dung cũng nhấn mạnh rằng các cấp quản lý không nhìn thấy tầm quan trọng của tự do học thuật và “đại học thì phải có nghiên cứu”. Ông đặt câu hỏi: Tại sao các viện khoa học xã hội, viên hàn lâm khoa học công nghệ ở ta lại đặt bên ngoài trường đại học, trong khi đào tạo và nghiên cứu là phải gắn liền với nhau?
GS Nguyễn Đăng Dung góp ý việc sửa đổi chính sách phải khắc phục được hiện tượng "học giả, bằng thật". Ảnh: Hạ Anh |
Nhìn nhận những bản dự luật này được viết công phu, GS Trần Hậu nói “tác giả bị gằng co giữa yêu cầu đổi mới căn bản với yêu cầu thực tiễn. Tôi hiểu cái giằng co mà các đồng chí vấp phải giữa ý tưởng và điều kiện thực hiện”.
Sau khi đánh giá chung về các dự luật “có nhiều điều hứng khởi và sáng”, PGS Vũ Hào Quang góp ý thêm rằng cần làm rõ mục tiêu của giáo dục là đề cao tinh thần tự chủ, độc lập dân tộc của người Việt Nam; cách gọi tên từng bậc học phổ thông nên đơn giản hoá...
Góp ý cho dự luật Giáo dục Đại học sửa đổi, TS Đỗ Thị Bích Thuỷ băn khoăn về vai trò “đưa chính sách” hay “giám sát” của hội đồng trường, tỷ lệ 30% thành viên của hội đồng trường là từ bên ngoài liệu có bất cập. Trong khi đó, PGS Trần Hậu nhắc lại hiện tượng “phát triển ồ ạt” trường đại học tại các địa phương gây mất cân đối. Còn GS Phạm Thị Trân Châu thì nói: “Có một số cụm từ khi thi học phí, khi là giá dịch vụ đào tạo. Tôi thấy giá dịch vụ đào tạo có vẻ đúng hơn là học phí, nên dùng thống nhất trong luật”.
TS Vũ Thị Lan Anh, Hiệu phó Trường ĐH Luật Hà Nội: Dự thảo Luật GDĐH sửa đổi đã cập nhật tốt những quy định trong Luật giá và Luật phí và lệ phí; những điểm mới trong quy định của Luật GD nghề nghiệp, Luật đầu tư, Luật quản lí và sử dụng tài sản công,… Ví dụ về Luật đầu tư công, Luật quản lí sử dụng tài sản công, hay thậm chí là Luật viên chức. Những quy định trong các Luật này đang gây ra rất nhiều khó khăn trong việc xác định chủ sở hữu tài sản trong các cơ sở GDĐH công lập tự chủ, tự chủ trong bổ nhiệm, tuyển dung và chi trả chế độ cho cán bộ nhân viên trong trường ĐH. Chính vì thế mà dự thảo lần này đã có riêng 1 nghiên cứu công phu để tìm giải pháp xử lí khéo léo, linh hoạt nhất để những đề xuất sửa đổi vừa đáp ứng được nhu cầu thực tiễn đặt ra nhưng không tạo nên những mâu thuẫn, chồng lắp, chồng chéo với hệ thống pháp lí hiện hành. Việc Luật GDĐH tạo được mặt bằng chung là những cơ sở pháp lý hoàn toàn bình đẳng giữa các CSGD ĐH chính là một cơ hội lớn đối với các CSGD ĐH tư thục có cơ hội tiếp cận với nguồn đầu tư nhà nước một cách công bằng. Việc đổi mới quản lý đào tạo, cũng được quy định cụ thể như chuẩn CSGD ĐH, chuẩn chương trình, chuẩn giáo viên… Đây sẽ là công cụ để quản lý nhà nước về đảm bảo chất lượng GDĐH đồng thời tạo nên một mặt bằng chuẩn chung trong toàn hệ thống.
|
Nguyên Bộ trưởng GD-ĐT Nguyễn Minh Hiển: Tôi cho rằng, những sửa đổi, bổ sung về quyền tự chủ và tự chịu trách nhiệm của các cơ sở giáo dục là cần thiết và mức độ như đã nêu trong dự thảo lần này là phù hợp với thể chế chính trị, điều kiện kinh tế - xã hội của nước ta, cũng như trình độ quản lý của các nhà trường và cơ quan quản lý. Như vậy sẽ tránh được tình trạng bao biện, ôm đồm, phát huy được sự sáng tạo của cơ sở nhưng cũng không buông lỏng trách nhiệm quản lý, định hướng và có các hỗ trợ cần thiết. Tuy nhiên, cũng cần có phân biệt rõ hơn về phạm vi và mức độ tự chủ của các loại cơ sở giáo dục. Chẳng hạn, đối với các trường đại học, các trường cần được tự chủ nhiều hơn. Mặc dù điều này đã được quy định trong Luật Giáo dục Đại học, nhưng vẫn còn một số điểm chưa rõ ràng. Còn đối với các trường phổ thông, do đặc điểm và nhiệm vụ của nhà trường rất khác so với các trường đại học, nên phạm vi và mức độ tự chủ, tuy vẫn phải được đề cao, nhưng nên ở mức vừa phải và cần làm từng bước để tránh sự ngộ nhận hoặc lo lắng, hiểu lầm không đáng có. Tôi hoàn toàn tán thành với đề xuất nâng chuẩn trình độ giáo viên tiểu học và THCS từ tốt nghiệp trung cấp hoặc cao đẳng sư phạm lên trình độ đại học như quy định trong dự thảo. Đây là giải pháp quan trọng, mang tính đột phá để nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo, trước hết là ở 2 cấp học nền tảng, phù hợp với xu thế chung ở nhiều nước Đề xuất học sinh, sinh viên các trường sư phạm được vay một khoản tiền nhất định từ quỹ tín dụng để đóng học phí và chi trả một phần sinh hoạt phí cho toàn bộ khóa học; nếu tốt nghiệp, ra công tác trong ngành đủ thời gian quy định sẽ không phải trả khoản vay tín dụng sư phạm là quy định hợp lý, đảm bảo công bằng.
|
Hạ Anh
Bộ GD-ĐT vừa thông tin về lộ trình với giáo viên tiểu học chưa đạt chuẩn trình độ đào tạo liên quan đến nội dung của Dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục.