6h30,ísinhbắtđầuthivàolớpcônglậbóng đá tối nay anh Nguyễn Văn Cường đã chở con trai tới cổng Trường THCS Bàn Cờ - điểm thi vào lớp 10 của con. Con anh Cường là học sinh Trường THCS Colette được bố trí thi tại điểm này. Nhìn con vào trong điểm thi, phụ huynh này khá lo lắng.
"Con tôi đăng ký nguyện vọng 1 vào Trường THPT Lê Quý Đôn (Quận 3), là trường thực sự hơi cao so với sức học của con. Trước đó, gia đình và cả thầy chủ nhiệm đã "vận động" con đổi nguyện vọng 1 sang Trường THPT Nguyễn Du (Quận 10) nhưng con nhất định không đồng ý, nói là đăng ký cao để con còn phấn đấu.
Tuy nhiên, cách đây khoảng nửa tháng, con đã tự thừa nhận là khó trúng tuyển vào trường Lê Quý Đôn".
Nỗi lo của gia đình anh Cường nhân lên gấp đôi khi nguyện vọng 2 của cậu bé là Trường THPT Nguyễn Khuyến (Quận 10) năm nay có tỉ lệ chọi cao hơn hẳn năm trước.
Còn nguyện vọng 3, anh Cường cho biết con đăng ký vào một trường công lập có điểm chuẩn những năm trước khá thấp. "Tuy nhiên, tôi nghe nói học sinh trường này khá nghịch ngợm, nên thực lòng nếu con không trúng 2 nguyện vọng đầu thì cũng chưa biết tính sao".
Cũng đưa con đi thi tại điểm Trường THCS Bàn Cờ, chị Diệu Thi chia sẻ: "Cả đêm qua gần như tôi không ngủ".
Con gái chị Thi đặt các nguyện vọng lần lượt là THPT Marie Curie, THPT Nguyễn Thị Diệu và THPT Lê Thị Hồng Gấm.
"Cả ngày hôm qua, con vẫn ôn cả Văn và Tiếng Anh chứ không nghỉ ngơi vì nói rằng còn nhiều bài quá. Đến 21h30, tôi phải bắt con ngừng lại để đi ngủ, giữ sức hôm nay đi thi. Con ngủ nhưng mình không ngủ được. Sáng tôi dậy sớm chuẩn bị đồ ăn cho con, cũng có chút xôi đỗ cho thêm phần yên tâm".
Anh Hồ Văn Nam cũng đưa con tới điểm thi là Trường THCS Bình Chiểu (Thủ Đức) từ khá sớm. Anh cho biết hơn 5h hôm nay, con trai đã tự tỉnh dậy và tiếp tục ôn bài, bởi Ngữ văn là môn học mà cậu hơi yếu. Cậu bé cũng muốn tới chỗ thi sớm để có thể thư thả ngồi học thêm.
3 nguyện vọng con anh Nam lựa chọn lần lượt là các trường THPT Bình Chiểu, THPT Nguyễn Văn Tăng, THPT Đào Sơn Tây.
“Vợ chồng tôi không gây áp lực với con trong năm học vừa rồi. Con đi học trên trường, học ôn, tối về vẫn chơi game một lúc trước khi ngủ. Vài tháng trước, cháu còn mải chơi nhưng sau đó không hiểu sao lại tự giác học, nói rằng: “Con phải thi đỗ cấp 3”. Thấy con thay đổi và quyết tâm như vậy, chúng tôi yên tâm phần nào” - anh Nam chia sẻ.
Kỳ thi vào lớp 10 TP.HCM năm 2023 diễn ra trong hai ngày 6 và 7/6. Hơn 96.000 thí sinh đăng ký dự thi, nhiều hơn khoảng 2.000 em so với năm 2022.
Số lượng thí sinh tăng nhưng chỉ tiêu vào lớp 10 công lập còn tăng với tỷ lệ cao hơn: tổng chỉ tiêu cho các trường THPT công lập là 77.294, nhiều hơn khoảng 5.000 chỉ tiêu so với năm 2022.
Các trường THPT có chỉ tiêu tuyển sinh lớp 10 cao nhất phải kể đến THPT Marie Curie (quận 3) với 1.200 chỉ tiêu, THPT Hùng Vương (quận 5) 1.035 chỉ tiêu, THPT Mạc Đĩnh Chi (quận 6) với 1.045 chỉ tiêu.
Các trường THPT top đầu có mức chỉ tiêu như sau: THPT Bùi Thị Xuân (quận 1) với 745 chỉ tiêu; THPT Lê Quý Đôn (quận 3) với 675 chỉ tiêu; THPT Nguyễn Thị Minh Khai (quận 3) với 735 chỉ tiêu; THPT Gia Định (quận Bình Thạnh) với 945 chỉ tiêu; THPT Nguyễn Hữu Huân (TP Thủ Đức) với 785 chỉ tiêu; THPT chuyên Lê Hồng Phong tuyển 890 chỉ tiêu; THPT chuyên Trần Đại Nghĩa với 510 chỉ tiêu.
Mặc dù không thiếu chỗ học ngoài công lập, nhưng trong bối cảnh kinh tế khó khăn như hiện tại, chi phí học tập sẽ là gánh nặng cho nhiều phụ huynh.
Do đó, mức độ cạnh tranh của kỳ thi này vẫn rất cao, đặc biệt đối với một số trường có truyền thống như THPT Nguyễn Thượng Hiền, THPT Nguyễn Thị Minh Khai, THPT Gia Định, THPT Lương Thế Vinh, THPT Mạc Đĩnh Chi, THPT Gia Định...
Những "bí kíp" giảm áp lực cho học sinh thi lớp 10
Dù vậy, trong nhiều năm qua, Sở GD-ĐT TP.HCM áp dụng một số phương thức để giảm áp lực tâm lý cho học sinh và phụ huynh.
Theo quy định, mỗi học sinh TP.HCM sẽ được đăng ký 3 nguyện vọng vào lớp 10 công lập. Không phân chia khu vực tuyển sinh như Hà Nội, TP.HCM khuyến khích học sinh đăng ký chỗ học cấp 3 gần nhà.
Giữa tháng 4 hàng năm, Sở GD-ĐT sẽ công bố chỉ tiêu vào lớp 10 công lập. Sau đó, Sở GD-ĐT dành khoảng 10 ngày cho học sinh đăng ký nguyện vọng theo phương thức trực tuyến.
Sau khi đóng cửa đăng ký, Sở GD-ĐT TP.HCM sẽ tổng hợp ban đầu về số học sinh đăng ký dự thi vào từng trường (đăng ký nguyện vọng 1) đồng thời công bố để phụ huynh và học sinh biết. Đây là cơ sở để học sinh, phụ huynh biết tỷ lệ chọi của từng trường. Sau đó, Sở GD-ĐT TP.HCM dành 1 tuần để học sinh điều chỉnh nguyện vọng nếu muốn.
Theo ông Võ Thiện Cang - Trưởng phòng Khảo thí và Kiểm định chất lượng giáo dục, Sở GD-ĐT TP.HCM, quy định này nhằm giúp cho thí sinh tăng cơ hội vào lớp 10 công lập. Bởi trong lần đăng ký đầu tiên, học sinh đăng ký nguyện vọng 1 nhưng chưa biết tổng số nguyện vọng vào trường ấy là bao nhiêu.
Ví dụ như một trường có chỉ tiêu tuyển sinh là 500 học sinh nhưng thống kê có tới 1.000 nguyện vọng 1, nếu giữ nguyên như vậy chắc chắn có khoảng 500 học sinh sẽ bị trượt. Nhưng nếu cho điều chỉnh, các em có thể thay đổi nguyện vọng 1 vào một trường khác có số lượng nguyện vọng/chỉ tiêu ít hơn, như vậy khả năng trúng tuyển sẽ cao hơn.
Ông Cang cũng khẳng định: "Điều này không ảnh hưởng gì tới chất lượng tuyển sinh vào lớp 10 hàng năm của thành phố".
Đồng thời với giảm áp lực tâm lý, trong nhiều năm qua, TP.HCM vẫn duy trì mức khoảng 70% học sinh dự thi có chỗ học công lập. Điều này phần nào khiến cho áp lực vào trường công ở một trong những địa phương đông học sinh nhất cả nước phần nào được giải tỏa.
Để làm được điều này, TP.HCM luôn nỗ lực xây trường, phòng học mới. Cách đây 5 năm, ông Nguyễn Thiện Nhân, lúc đó đang là Bí thư Thành uỷ TP.HCM, ví von TP.HCM như một "tổng công ty xây dựng trường học". Trung bình, cứ 5 năm, TP.HCM lại có thêm 1 triệu dân, nên 5 năm phải xây đủ trường cho 1 triệu người này.
Cả nước quy định dành 20% ngân sách cho giáo dục, nhưng TP.HCM luôn bố trí 25% ngân sách cho giáo dục đào tạo.
Hồi đầu tháng 3, Sở GD-ĐT TP.HCM đã có báo cáo với UBND TP về tiến độ thực hiện chỉ tiêu 300 phòng học/10.000 dân số trong độ tuổi đi học đến năm 2025. Theo đó, tính đến tháng 12/2022, có 12/22 quận, huyện và TP.Thủ Đức đã đạt chỉ tiêu 300 phòng học/10.000 dân số trong độ tuổi đi học (từ 3-18 tuổi).
Về kết quả thực hiện kế hoạch đầu tư công kỳ trung hạn giai đoạn 2016-2020, toàn thành phố có 721 dự án lĩnh vực giáo dục được thông qua chủ trương đầu tư, quy mô 13.676 phòng học. Tuy nhiên, mới có 415 dự án với 7.478 phòng học được hoàn thành và đưa vào sử dụng, kinh phí đầu tư hơn 25.788 tỷ đồng.
Tính đến cuối tháng 12/2022, TP.HCM có 117 dự án giáo dục chậm thực hiện do nhiều nguyên nhân. Trong đó, nhiều nhất là cấp tiểu học với 49 dự án, tiếp đó là mầm non với 36 dự án.
Như vậy, kết quả đầu tư mới đạt 54,67% so với kế hoạch, bao gồm cả những dự án đã hoàn thành đưa vào sử dụng trước năm 2016, gồm 30 dự án với 739 phòng học. Vì vậy, số phòng học hoàn thành thực tế trong giai đoạn 2016-2020 là 6.115 phòng.
Từ nay đến năm 2025, TP.HCM dự kiến bổ sung 8.889 phòng học ở tất cả các bậc học, từ mầm non đến THPT.
17.000 thí sinh không thi vào lớp 10 Theo thống kê của Sở GD-ĐT TP.HCM, số lượng học sinh lớp 9 dự xét tốt nghiệp THCS là 113.802. Trong đó, tổng số thí sinh tham dự thi vào lớp 10 là 96.325, chia thành các nhóm: thí sinh chỉ đăng ký xét 3 nguyện vọng thường là 88.237; thí sinh đăng ký xét nguyện vọng tích hợp là 1.147; thí sinh đăng ký xét nguyện vọng chuyên là 6.941 trong đó có 236 thí sinh tỉnh khác. Có hơn 17.000 thí sinh đã chủ động không thi vào lớp 10. Như vậy, cũng với khoảng 18.700 học sinh không có suất ở lớp 10 công lập, sẽ có khoảng 35.000 học sinh tốt nghiệp THCS không vào lớp 10 trường công. Trên địa bàn thành phố, năm nay các trường tư thục, trung tâm giáo dục thường xuyên, hệ trung cấp trong các trường cao đẳng, các trường trung cấp, trường quốc tế tuyển khoảng 50.000 thí sinh. |
Lịch thi vào lớp 10 năm 2023 của TP.HCM
Cập nhật những tin tức về kỳ thi vào lớp 10 năm 2023mới nhất