Thời gian gần đây,ênbịcấmthivìnhuộmtóclòeloẹtỷ lệ kèo bóng đá ma cao hiện tượng sinh viên (SV) bị cấm thi, bị mời ra khỏi lớp học chỉ vì nhuộm tóc hoặc sơn móng tay màu nổi rộ lên.
Mới nhất là trường hợp của M.T. - SV Trường CĐ Nghề du lịch Sài Gòn - bị cấm thi vì lỗi nhuộm tóc. T. bức xúc: “Trong đợt thi học kỳ vừa qua, lớp có khoảng 15 bạn bị cấm thi vì lý do nhuộm tóc quá sặc sỡ…”. Một SV khác nêu quan điểm: “Dù trong nội quy có quy định nhưng chúng em muốn được thể hiện phong cách riêng, muốn thay đổi để tạo sự tươi mới khi dự tiệc và khi lên lớp”.
Tương tự, Trường Trung cấp Du lịch và khách sạn Saigontourist cũng quy định, học sinh (HS) phải mặc đồng phục, không được nhuộm tóc sặc sỡ, nam không được đeo khuyên tai, HS nữ học nhóm ngành phục vụ nhà hàng - khách sạn cũng phải hạn chế đeo trang sức, sơn móng lòe loẹt… khi đến trường. Nếu không chấp nhận nội quy, HS có thể “học trường khác”.
Các SV-HS cho biết, họ cảm thấy bị kiểm soát quá mức về ý thức thẩm mỹ, sở thích thời trang, không được thể hiện bản thân. Ngược lại, phía nhà trường lại cho rằng, SV khi rời khỏi môi trường phổ thông lên đại học thường có tư tưởng được cởi trói, dẫn đến sự tự do không giới hạn, nên trường phải đặt ra quy định để “kìm cương”.
Nhiều sinh viên bị cấm thi chỉ vì nhuộm tóc quá lòe loẹt - Ảnh mang tính minh họa: Internet |
ThS Phan Bửu Toàn - Phó hiệu trưởng Trường CĐ Nghề du lịch Sài Gòn - cho biết: trường có cấm thi nhưng không phải với tất cả SV nhuộm tóc mà chỉ phạt những em nhuộm màu quá lòe loẹt, mặc đồng phục không đúng. Ông Toàn lý giải thêm, trong ngành nhà hàng khách sạn có quy định, nhân viên không được nhuộm tóc, đeo quá nhiều khuyên tai hay sơn móng tay quá nổi. Ngay khi nhập học, nhà trường đã khuyến cáo các em không được nhuộm tóc lòe loẹt xanh, đỏ… Nếu nhuộm tóc màu nhẹ nhàng vừa phải thì vẫn được chấp nhận.
Phía Trường Trung cấp Du lịch và khách sạn Saigontourist, thầy Trần Văn Hùng, Hiệu trưởng, giải thích: “Làm ở lĩnh vực du lịch - nhà hàng khách sạn là làm văn hóa, là bộ mặt của đất nước để tiếp xúc với du khách, vì vậy, tác phong cũng như ngoại hình của SVHS phải thể hiện tính chuyên nghiệp, nghiêm túc, tạo được thiện cảm. Ngành này có những quy định cụ thể. Quy định đặt ra là để hướng tới tạo cho các em có một tác phong tốt thực chất, chứ không phải chỉ ở trong khuôn viên trường”.
Như vậy, mục đích của nhà trường khi đặt ra các quy định nhằm giúp cho SV-HS có được ý thức thẩm mỹ chuẩn mực và phù hợp trong môi trường làm việc tương lai là điều cần thiết. Thời trang luôn cần có sự phù hợp với bối cảnh, đầu tóc xanh đỏ có thể nổi bật ở các lễ hội nhưng lại trở nên “chói mắt” khi ngồi trên giảng đường…
Nhưng việc phải phạt SV-HS bằng cách chế tài như cấm thi, cấm vào lớp… suy cho cùng cũng chỉ giải quyết được phần ngọn. Để giải quyết được cái “gốc” - sự nhận thức đúng về cái đẹp - thiết nghĩ các trường phải có cách trao đổi một cách căn cơ để SV-HS dần thay đổi nhận thức và tự điều chỉnh hành vi, cảm thấy không bị “mất tự do”.
(Theo Gia Tuệ/ Phụ Nữ Online)