Hệ thống trường nghề lớn nhất thế giới
Sau khi công tác trong một bệnh viện công trong hơn 15 năm,ếutriệucôngnhânlànhnghềhàngtriệucửnhânvẫnthấtnghiệbống đá hôm nay bác sĩ Yin Jichao được chính quyền TP Tây An, tỉnh Thiểm Tây, Tây Bắc Trung Quốc điều động về làm hiệu trưởng Trường Y tế Tây An, một ngôi trường dạy nghề có truyền thống đào tạo y tá.
Ông tự gọi mình là “một ví dụ về sự hợp tác giữa ngành công nghiệp và học viện” vào thời điểm Trung Quốc đang thúc đẩy cải cách giáo dục nghề nghiệp để cải thiện năng lực kỹ thuật của lực lượng lao động. Nền kinh tế nước này đang chuyển đổi sang phụ thuộc nhiều hơn vào dịch vụ và sản xuất phức tạp.
Việc thiếu giáo viên chuyên môn, thiếu sự tôn trọng của xã hội và sự tham gia của doanh nghiệp đã kìm hãm sự phát triển của các trường dạy nghề, dẫn đến tình trạng thừa cung sinh viên tốt nghiệp đại học trong khi thiếu hụt công nhân kỹ thuật lành nghề.
Các nhà chức trách Trung Quốc đã triển khai một loạt biện pháp kể từ năm 2022 để hỗ trợ giáo dục nghề nghiệp- vốn từ lâu bị gắn mác là chất lượng thấp– nhằm giải quyết vấn đề trên, bao gồm luật sửa đổi quy định giáo dục nghề nghiệp có tầm quan trọng ngang với giáo dục phổ thông, cũng như các yêu cầu chi tiết để các trường đào tạo tay nghề cao và cung cấp nhiều chương trình đào tạo tại chỗ hơn.
Trung Quốc hiện có hệ thống giáo dục nghề nghiệp lớn nhất thế giới. Theo Bộ Giáo dục nước này, hơn 8.700 trường tuyển sinh khoảng 10 triệu học sinh vào năm 2022.
Tuy nhiên, nước này vẫn thiếu công nhân lành nghề sau vài thập kỷ quá tập trung vào việc mở rộng cơ hội tiếp cận giáo dục đại học. Được biết, hệ thống hiện tạo ra hơn 5,5 triệu sinh viên tốt nghiệp mỗi năm với bằng cấp học thuật, nhưng đang phải vật lộn để tìm việc làm.
Mới đây, tờ South China Morning Post dẫn công bố của Bộ Giáo dục Trung Quốc cho biết lượng sinh viên tốt nghiệp đại học trong năm học tới dự kiến đạt 11,79 triệu, tăng 210.000 so với năm học trước đó. Đây là năm tiếp theo ghi nhận số sinh viên tốt nghiệp của Trung Quốc đạt hơn 10 triệu, vốn được ghi nhận lần đầu trong năm học 2022.
Nghịch lý là, Trung Quốc dự kiến sẽ phải đối mặt với tình trạng thiếu 30 triệu công nhân lành nghề trong lĩnh vực sản xuất vào năm 2025, theo dữ liệu từ Bộ Nhân lực và An sinh xã hội.
Thiếu giáo viên dạy nghề
Theo Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Xây dựng Thành phố Quảng Châu, ngoài chất lượng và chuyên môn, các trường dạy nghề không có đủ giáo viên do địa vị xã hội thấp và lương thấp.
"Thực tế, ngay từ năm 2020, Chính phủ đã quy định các trường dạy nghề cần tuyển dụng những giáo viên đã có kinh nghiệm làm việc ít nhất là 3 năm trong công ty. Nhưng chúng tôi vẫn chưa tuyển được những nhân sự như vậy", vị hiệu trưởng này cho biết.
Theo số liệu từ Bộ Giáo dục, năm 2023, có hơn 16,7 triệu sinh viên theo học tại các trường dạy nghề trình độ cao hơn, so với khoảng 19,65 triệu sinh viên tại các cơ sở đào tạo đại học.
Tuy nhiên, hiện tại chỉ có hơn 610.000 giáo viên tại các trường dạy nghề. Luật Giáo dục nghề nghiệp sửa đổi, có hiệu lực từ tháng 5/2022, đã nâng tầm vị thế của giáo dục nghề nghiệp, cho rằng giáo dục nghề nghiệp cũng quan trọng không kém giáo dục phổ thông và do đó, sinh viên tốt nghiệp trường dạy nghề phải được hưởng cơ hội giáo dục và nghề nghiệp bình đẳng.
Trong khi đó, một số trường đã đầu tư số tiền lớn để nâng cấp cơ sở vật chất. Viện Kỹ thuật Hàng Châu ở tỉnh Chiết Giang đã chi 15 triệu NDT để mua một chiếc máy bay Airbus A320 đã ngừng hoạt động để hỗ trợ giảng dạy cho sinh viên chuyên ngành bảo trì máy bay và dịch vụ hàng không.
Yếu tố cần để giáo dục nghề nghiệp phát triển mạnh
Tuy nhiên, theo giới chuyên gia, giáo dục nghề nghiệp sẽ chỉ phát triển mạnh khi sinh viên tốt nghiệp được trả lương xứng đáng.
Theo một cuộc khảo sát của công ty tư vấn giáo dục MyCos có trụ sở tại Bắc Kinh, vào năm 2022, thu nhập trung bình hàng tháng của sinh viên mới tốt nghiệp có bằng giáo dục nghề ở Trung Quốc là 4.595 NDT, so với 5.990 NDT đối với những người có bằng cử nhân.
Tư tưởng cố hữu là chỉ những người không đủ điểm vào cấp 3 và đại học mới vào trường dạy nghề hoặc tham gia thị trường việc làm. Danh tiếng kém của giáo dục dạy nghề cũng khiến sức hấp dẫn đối với học sinh và giáo viên bị ảnh hưởng.
Đã có thông tin rằng một số trường dạy nghề cung cấp các chuyên ngành giả để thu hút sinh viên. Nhiều công ty bị cáo buộc bóc lột sinh viên bằng cách thỏa thuận với các trường dạy nghề để tuyển dụng “thực tập sinh” và trả lương cho họ dưới mức lương tối thiểu.
Là một phần của cải cách giáo dục nghề nghiệp, các nhà chức trách đã khuyến khích sự tham gia của doanh nghiệp để cải thiện đào tạo nghề và cam kết sẽ xây dựng hơn 10.000 công ty có chức năng như các trung tâm đào tạo hợp tác với các trường dạy nghề. Tuy nhiên, hầu hết các công ty đều tỏ ra ít quan tâm do chi phí đào tạo cao.
Theo dữ liệu mới nhất từ Cục Thống kê Quốc gia Trung Quốc, tỷ lệ thất nghiệp ở thành thị của Trung Quốc đạt mức 5,6% vào tháng 2/2023 và đứng ở mức 5% tính đến tháng 11. Đến tháng 6/2023, tỷ lệ thất nghiệp ở nhóm tuổi 16-24 đã tăng lên mức cao nhất mọi thời đại là 21,3%.
Tử Huy
ĐH có an ninh nghiêm ngặt nhất Trung Quốc, giáo sư quên thẻ bị bảo vệ rượt đuổiTRUNG QUỐC- Những lời phàn nàn công khai của một giáo sư ĐH Bắc Kinh về việc bị nhân viên bảo vệ đối xử thô bạo một lần nữa lại khiến dư luận nước này tranh cãi về khả năng tiếp cận vào các trường đại học hàng đầu của Trung Quốc.