John Kerry,ĐặcpháiviênMỹtớiTrungQuốcphépthử quanhệlưỡngcựbóng đá iran hôm nay đặc phái viên của Tổng thống Mỹ về khí hậu, vừa bắt đầu 3 ngày họp với phía Trung Quốc trước thềm hội nghị thượng đỉnh của các nhà lãnh đạo về môi trường do ông Joe Biden tổ chức vào cuối tháng này.
Ông John Kerry vừa bắt đầu 3 ngày họp với phía Trung Quốc. Ảnh: AP |
Là hai nước gây ô nhiễm nhiều nhất thế giới, hành động của Mỹ và Trung Quốc đóng vai trò quan trọng trong ngăn chặn thảm họa khí hậu, và đây được coi là một lĩnh vực then chốt, có khoảng trống cho sự hợp tác và lãnh đạo chung giữa hai siêu cường.
Năm ngoái, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình cam kết Bắc Kinh sẽ đạt mức phát thải ròng bằng 0 vào năm 2060, với lượng phát thải đạt đỉnh trước năm 2030.
Trong tuần này, ông Kerry sẽ gặp ông Giải Chấn Hoa, đặc phái viên của Trung Quốc về biến đổi khí hậu, để hội đàm "về các vấn đề bao gồm hợp tác biến đổi khí hậu Trung- Mỹ và COP 26", theo xác nhận của Bộ Ngoại giao Trung Quốc ngày 14/4.
Nhưng khi đặc phái viên khí hậu của Tổng thống Biden đặt chân đến Trung Quốc đại lục, một nhóm khác của Mỹ cũng tới thăm Đài Loan khiến Bắc Kinh rất tức giận.
Những ngày qua đã chứng kiến Bắc Kinh gia tăng áp lực đối với Đài Loan, mà mới đây nhất là 25 máy bay quân sự của Trung Quốc đã bay vào vùng nhận dạng phòng không của đảo này. Hải quân Trung Quốc cũng tiến hành các cuộc tập trận ở Eo biển Đài Loan.
Phái đoàn không chính thức của Mỹ gồm các nhà lập pháp và quan chức đã nghỉ hưu - đã hạ cánh xuống Đài Bắc hôm 13/4, một quan chức chính quyền cấp cao nói với CNN.
Tổng thống Biden đã tiếp tục đi theo quỹ đạo tăng cường quan hệ giữa Washington với Đài Loan. Tuần trước, Bộ Ngoại giao Mỹ ban hành hướng dẫn mới "khuyến khích sự tương tác của chính phủ Mỹ với Đài Loan, phản ánh mối quan hệ không chính thức ngày càng sâu sắc".
Điều này khiến Bắc Kinh rất bất bình, kéo căng quan hệ giữa hai nước.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Triệu Lập Kiên tuyên bố nước này "không thỏa hiệp và không nhượng bộ dù chỉ một li" về vấn đề vấn đề Đài Loan.
Ông nói rằng, Bắc Kinh yêu cầu Washington "hiểu rõ tình hình" và "đừng đùa với lửa, ngay lập tức ngừng tiếp xúc chính thức với Đài Loan dưới bất kỳ hình thức nào, xử lý thận trọng và đúng đắn các vấn đề liên quan đến Đài Loan, và tránh phát tín hiệu sai, vì điều này sẽ làm lung lay nền tảng quan hệ Trung – Mỹ cũng như hòa bình và ổn định qua Eo biển Đài Loan".
Nhà ngoại giao Dương Khiết Trì yêu cầu Mỹ không can thiệp vào "các công việc nội bộ" của Trung Quốc, và cho rằng Washington "không nên thúc đẩy dân chủ của mình ở phần còn lại của thế giới".
Nhưng trong khi hy vọng về một sự thiết lập lại quan hệ giữa hai siêu cường thế giới vẫn chưa thành hiện thực, giới phân tích cho rằng chính sách về khí hậu là lĩnh vực vẫn còn chỗ cho hai bên hợp tác và lãnh đạo chung.
"Thời chính quyền Obama, mối quan hệ Trung – Mỹ về khí hậu là trung tâm của tiến bộ toàn cầu, mà đỉnh cao là thỏa thuận khí hậu Paris" – Todd Stern, từng là nhà đàm phán khí hậu của Mỹ, viết như vậy hồi tháng 9 năm ngoái. Ông chỉ ra rằng, nếu không khôi phục được sự hợp tác này thì "sẽ có những hậu quả nghiêm trọng về an ninh quốc gia ở Mỹ và trên toàn thế giới".
Về phần mình, đặc phái viên Kerry cũng nhận ra những khó khăn tiềm ẩn của vai trò mà ông đảm nhận trong một mối quan hệ Mỹ - Trung rộng lớn hơn.
"Đúng vậy, chúng tôi có những bất đồng lớn với Trung Quốc về một số vấn đề chính. Nhưng khí hậu phải đứng tách riêng. Nếu không, bạn sẽ làm tổn thương chính người dân của mình", ông Kerry trao đổi với CNN.
Viết trên Nhật báo Trung Quốc, nhà nghiên cứu Liu Yuanling tại Học viện Khoa học Xã hội Trung Quốc nhấn mạnh rằng, "ngay cả tại cuộc đối thoại Trung-Mỹ không lấy gì làm thân thiện ở Anchorage, Alaska, tháng trước, các quan chức Trung Quốc đã nhiều lần lên tiếng rằng hai bên có thể và nên hợp tác các hành động về khí hậu".
Thanh Hảo
Thủ tướng Nhật Suga Yoshihide là nhà lãnh đạo nước ngoài đầu tiên được Tổng thống Mỹ Joe Biden mời tới Nhà Trắng. Hai ông sẽ có cuộc gặp thượng đỉnh vào ngày mai (16/4).