Tin đồn về kho báu dưới lòng đất
Làng Do (TT Yên Mỹ,íẩnkhuvườnchôncảtấnvàngởHưngYêkết quả mls Yên Mỹ, Hưng Yên) nằm yên bình bên con đường cái, chạy ra quốc lộ 5.
Khoảng 100 năm trước, đây là cánh đồng rộng lớn và bãi đất trống. Bao quanh là kênh rạch và ao hồ, nhiều rắn rết. Trải qua thời gian, tốc độ đô thị hóa phát triển chóng mặt, ngày nay những căn nhà bê tông, cao tầng đã mọc lên san sát.
Tuy nhiên, nhiều người dân ở làng Do vẫn truyền tai nhau câu chuyện về người Trung Quốc chôn kho vàng bí ẩn chôn dưới lòng đất.
Cổng làng Do |
Ông Nguyễn Quốc Vương (60 tuổi - thôn Ông Tố, làng Do) cho biết: ‘Làng Do xưa kia được gọi là ‘khu vườn quan xó lác’. Ngay từ nhỏ, tôi đã được người lớn kể cho nghe về một kho báu cả tấn vàng bí ẩn nằm dưới lòng đất của khu vườn.
Trong khu ‘vườn quan’ có một gò đất cao khoảng 4m, một cây đa và một ngôi miếu cổ. Cha tôi sinh thời cũng từng nói, những năm đầu thế kỷ 20 người dân phạt gò đất, lấy đất nung gạch. Quá trình đào phát hiện một cỗ quan tài màu đỏ, bên trên khắc chữ Hán.
Bây giờ chuyện này không ai kiểm chứng được vì các cụ cao niên trong làng đã qua đời gần hết. Kho báu và ‘vườn quan’ chỉ còn tồn tại trong các câu chuyện truyền miệng của người dân’.
Ông Vương (áo trắng) và một số người dân đưa phóng viên ra khu vực 'vườn quan' xưa kia |
Trong khi đó cụ Hoàng Thị Tiếp (78 tuổi) - mẹ ông Vương kể: ‘Nhà tôi bây giờ nằm trên nền của ngôi miếu và cây đa cổ thụ. Thân cây đa đó lớn, 10 người ôm không đủ. Tán lá rộng, vươn nhánh phủ kín cả gò đất. Sau khi chặt hạ, gỗ cây đa chia cho các hộ về làm thùng đựng thóc.
Thời điểm vợ chồng tôi đào móng xây nhà, còn phát hiện một lối đi ngầm, chạy dưới lòng đất. Hai bên là các vỉa gạch đều tăm tắp.
Chồng tôi cho thợ đào tiếp, theo lối dẫn đó nhưng đến cuối đường cũng không có kho báu. Sau đó gia đình tôi phá con đường ngầm, lấp đất, làm nhà’.
Nhà cửa mọc lên san sát trên khu đất của 'vườn quan xó lác'. |
Lời giải đáp
Bên cạnh khó báu bí ẩn, một số câu chuyện ma mị, mang màu sắc tâm linh được thêu dệt lên như: ‘Có thầy địa lý trấn yểm tại khu ‘vườn quan’, kẻ nào cố tình trộm châu báu hay có hành vi mạo phạm, đùa nghịch trong 'vườn quan'…đều gặp chuyện bất trắc.
Trước vấn đề này, cụ Đặng Gia Dự (96 tuổi) cho biết: ‘Có thông tin người Trung Quốc từng bí mật sang lấy vàng bạc, chất vào các quan tài và đưa về nước.
Tôi khẳng định những chuyện đó là thêu dệt. Cách đây vài chục năm nhiều người đã rình mò, đào bới tìm vàng nhưng tay trắng ra về, không phát hiện bất cứ dấu hiệu nào của vàng bạc. Bản thân tôi ngày bé vẫn ra ‘vườn quan’ chơi, chăn trâu… đến giờ vẫn bình an vô sự'.
Ông Nguyễn Văn Bình - trưởng thôn Ông Tố. |
Theo ông Nguyễn Văn Bình (65 tuổi) trưởng thôn Ông Tố (làng Do, thị trấn Yên Mỹ, huyện Yên Mỹ: ‘Tôi từng được nghe các cụ cao niên trong làng nhắc đến 'vườn quan' nhưng không nghe đến chuyện kho vàng, châu báu. Thông tin đồn thổi không có bằng chứng xác thực.
Hiện thôn có khoảng 600 nhân khẩu. Tình hình địa phương vài năm trở lại đây không xảy ra mất an ninh trật tự, không có người dân nào tụ tập, tuyên truyền mê tín dị đoan'.
Trao đổi với VietNamNet, ông Ngô Quang Thiệu - Chủ tịch UBND thị trấn Yên Mỹ: 'Thông tin về kho báu, vườn quan, mộ cổ và chuyện tâm linh ở làng Do là bịa đặt. Địa phương thường xuyên tuyên truyền, vận động người dân bài trừ các tệ nạn mê tín dị đoan.
Trước đây người dân đào được ngôi mộ cổ Quận Công nhưng ngôi mộ đó nằm ở địa phận xã Trung Hưng, huyện Yên Mỹ'.
Ngôi biệt thự cổ nằm bên dòng sông Hoành chảy qua xã Hải Anh (Hải Hậu, Nam Định) được xây dựng từ đầu thế kỷ 20. Sau gần 100 năm, lớp bụi thời gian đã phủ lên biệt thự màu áo cũ.