TheặchànghiệunháiđixemEurodukháchdễnhậnkếtđắbảng xếp hạng ngoại hạng thổ nhĩ kỳo trang Birmingham Live, du khách đến châu Âu cần lưu ý nguồn gốc xuất xứ của các vật phẩm sử dụng hay mang theo bên mình. Việc sử dụng sản phẩm nhái sẽ phải đối mặt với các mức phạt khác nhau, tùy theo quy định của mỗi nước.
Ở Italia, việc mua, bán hoặc sở hữu hàng giả là bất hợp pháp. Nếu bị phát hiện dùng đồ giả, du khách có thể bị phạt tới 12.600 USD. Nhà chức trách đặc biệt khuyến cáo du khách nên đề cao cảnh giác tại các điểm nóng du lịch và các thành phố lớn.
Pháp cũng có các quy định nghiêm ngặt về hàng giả theo Luật Sở hữu trí tuệ. Pháp luật nước này nghiêm cấm việc nhập khẩu, bán và tàng trữ hàng giả. Du khách bị phát hiện mang đồ giả có thể bị phạt tới 7.600 USD. Các nhân viên hải quan Pháp thường xuyên kiểm tra hành lý tại sân bay và biên giới.
Tại Đức, cả người dân trong nước và du khách nước ngoài đều bị cấm phân phối, bán và sở hữu hàng giả hay đạo nhái thiết kế. Hình phạt cho việc mang hàng giả vào quốc gia đăng cai Euro 2024 có thể lên tới hơn 5.000 USD.
Nhà chức trách Đức sẽ tiến hành kiểm tra ngẫu nhiên, đặc biệt là tại các trung tâm giao thông lớn.
Luật chống hàng giả của Tây Ban Nha cũng quy định chặt chẽ về việc cấm bán và tàng trữ hàng giả, đặc biệt là ở các khu du lịch. Mức phạt khi du khách sở hữu hàng giả có thể lên tới hơn 3.100 USD. .
Thụy Sĩ có luật nghiêm ngặt chống hàng giả. Luật này quy định việc cấm bất cứ cá nhân hay tổ chức nào nhập khẩu và sở hữu hàng giả. Nếu bị phát hiện việc sở hữu hàng giả, du khách có thể bị phạt tới 2.500 USD.
Theo các chuyên gia, để tránh những khoản tiền phạt này, du khách cần tìm hiểu kỹ càng và tuân thủ luật pháp của mỗi quốc gia. Bên cạnh đó, du khách cũng cần đảm bảo luôn mua hàng chính hãng, giữ biên lai và nắm rõ các quy định để có chuyến đi suôn sẻ.
Cuộc chiến khốc liệt giành... ghế tắm nắng ở các bãi biển châu ÂuTại nhiều khu nghỉ dưỡng trên các bãi biển của Hy Lạp và Tây Ban Nha đang diễn ra một "cuộc chiến" kỳ lạ mang tên "tranh ghế tắm nắng".