Theệvớinhiềubạntìnhliệucóbịmắnhan dinh bio bác sĩ Nguyễn Thị Phan Thúy, Phó Giám đốc Bệnh viện Da Liễu TP.HCM, sau kỳ nghỉ Tết, có thời điểm gần 3.000 người đến viện thăm khám. Bên cạnh nhóm bệnh về da, nhiều người còn đến khám các bệnh đường tình dục như sùi mào gà, giang mai hoặc sàng lọc bệnh lây truyền qua đường tình dục.
Riêng nhóm bệnh giang mai, thống kê cho thấy có sự gia tăng người mắc. Tính từ đầu tháng 1 đến tháng 11 năm 2022, Bệnh viện Da liễu TP đã tiếp nhận 7.833 trường hợp khám vì giang mai (so với 2.000 ca năm 2014 và 6.700 ca năm 2020).
Theo các bác sĩ, bệnh giang mai do xoắn khuẩn Treponema pallidum xâm nhập vào cơ thể khi quan hệ tình dục qua đường sinh dục, hậu môn hoặc miệng không an toàn. Nếu không được điều trị kịp thời và phù hợp, bệnh giang mai có thể gây tổn thương nghiêm trọng các cơ quan như tim, não, ảnh hưởng đến tính mạng.
Ngoại trừ sùi mào gà hoặc herpes sinh dục, phần lớn các bệnh nhiễm khuẩn lây truyền qua đường quan hệ tình dục không có triệu chứng hoặc không rõ ràng.
Đối với giang mai, bệnh ở giai đoạn sớm đôi khi chỉ biểu hiện là một vét loét ít hoặc không đau. Nếu vết loét ở vùng hậu môn, người bệnh và nhân viên y tế đều có thể bị bỏ sót vì rất khó phát hiện.
Bác sĩ khuyến cáo, người có những yếu tố nguy cơ như bạn tình bị giang mai, quan hệ với nhiều bạn tình, nên đi khám để được xét nghiệm sớm bệnh lý này. Giang mai có cùng con đường lây nhiễm như HIV/AIDS, viêm gan B và viêm gan C. Vì vậy, người bệnh giang mai có nguy cơ mắc cùng lúc các bệnh trên.
Đối với những đối tượng nguy cơ cao như quan hệ tình dục đồng giới hoặc lưỡng giới, bác sĩ khuyến cáo nên tầm soát mỗi năm HIV/AIDS, giang mai, chlamydia, bệnh lậu. Trường hợp có nhiều bạn tình hoặc quan hệ với bạn tình lạ, việc tầm soát nên thường xuyên hơn, 3 - 6 tháng một lần.
Bệnh 'nhạy cảm' lây qua đường tình dục có điều trị được không?Phát hiện 'vùng kín' có những triệu chứng bất thường, lo lắng mắc các bệnh lây truyền qua đường tình dục nhưng nhiều người loay hoay không biết khám ở đâu, bệnh có điều trị khỏi không?