Ban Dân tộc là cơ quan tham mưu cho UBND tỉnh Cao Bằng thực hiện quản lý Nhà nước về công tác dân tộc; có nhiệm vụ phối hợp với các sở,ểnđổisốđẩynhanhquátrìnhthựcthicácquyếtsáchtớiđồngbàodântộkèo nhà cái 1 ban, ngành, UBND các huyện, thành phố tổ chức triển khai thực hiện các chính sách dân tộc và chương trình do Ban làm thường trực.
Xác định chuyển đổi số là nền tảng mang tính quyết định, giúp đẩy nhanh quá trình thực thi các quyết sách liên quan tới vùng đồng bào dân tộc thiểu số & miền núi, giúp thu hẹp khoảng cách giữa các dân tộc, thúc đẩy phát triển kinh tế khu vực vùng đồng bào, thời gian qua, Ban dân tộc tỉnh Cao Bằng đã tích cực đẩy mạnh các hoạt động chuyển đổi số.
Đẩy mạnh truyền thông, triển khai bằng việc làm cụ thể
Báo cáo những kết quả đạt được trong công tác chuyển đổi số mới đây, Ban cho biết đã đẩy mạnh nâng cao nhận thức số bằng việc tuyên truyền văn bản các cấp về chuyển đổi số tới toàn thể công chức, người lao động. Đặc biệt, bằng những việc làm thiết thực, Ban đã triển khai ứng dụng CNTT trong quản lý, điều hành, tạo chuyển biến tích cực trong nhận thức, hành động của công chức; Quán triệt, triển khai thông tin đến tất cả các công chức, người lao động của Ban về ứng dụng “Cao Bằng smart” để cài đặt và sử dụng. Đồng thời, tuyên truyền để công chức, người lao động của Ban vận động các thành viên, người thân trong gia đình cài đặt và sử dụng ứng dụng để khai thác các tiện ích, góp phần xây dựng chính quyền số, xã hội số.
Đến nay, tỷ lệ công chức được trang bị máy tính phục vụ công việc đạt 100%. Số lượng máy tính được kết nối mạng Internet đạt 100%. Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả TTHC được trang bị 01 máy tính kết nối Internet, 01 máy in, 01 máy scan, 01 máy photocopy đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ. Hệ thống phòng họp trực tuyến đáp ứng về trang thiết bị, điều kiện ánh sáng, đường truyền, đảm bảo phục vụ tốt cho các cuộc họp trực tuyến do Ủy ban nhân dân tỉnh tổ chức…
Ban cũng đã triển khai có hiệu quả phần mềm quản lý văn bản và điều hành; thực hiện trao đổi văn bản điện tử qua phần mềm quản lý văn bản và điều hành với cơ quan, đơn vị trong tỉnh, 100% văn bản đi đã thực hiện quy trình xử lý điện tử và có chữ ký số; 100% công việc được giải quyết trên hệ thống phần mềm quản lý văn bản và điều hành, không sử dụng văn bản giấy trong hoạt động cơ quan.
Trong công tác xây dựng chính quyền số, hiện 100% thủ tục hành chính có đủ điều kiện theo quy định được cung cấp dưới hình thức dịch vụ công trực tuyến mức độ 4. Ban cũng thực hiện số hóa hồ sơ, lưu trữ hồ sơ công việc điện tử của cơ quan theo quy định; Đẩy mạnh ứng dụng chữ ký số chuyên dùng trong việc gửi, nhận văn bản điện tử giữa các cơ quan trong hệ thống hành chính nhà nước; Khai thác, cập nhật hệ thống cơ sở dữ liệu của ngành, kết nối liên thông giữa các cơ quan quản lý nhà nước về công tác dân tộc trong tỉnh.
Hưởng ứng các nội dung phát triển kinh tế số, xã hội số, Ban đã tuyên truyền, phổ biến tới toàn thể công chức, người lao động Ban về Chuyển đổi số, ứng dụng số, kỹ năng số, công dân số, văn hóa số; thanh toán điện tử, sử dụng dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt. Công chức, người lao động có sử dụng thiết bị thông minh cài và sử dụng các ứng dụng thông minh mà tỉnh triển khai. Hiện 100% công chức của Ban đều có khả năng sử dụng thành thạo máy tính và các ứng dụng chuyên môn phục vụ công việc; khai thác tốt các thông tin cần thiết trên Internet để áp dụng vào thực tiễn. Đặc biệt, Ban đã hoàn thiện Hệ thống thông tin cơ sở dữ liệu về công tác dân tộc nhằm khai thác, cập nhật hệ thống cơ sở dữ liệu của ngành.
Đẩy mạnh cải cách hành chính gắn với chuyển đổi số
Xác định hiện đại hóa hành chính, ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động của cơ quan nói chung, đẩy mạnh thực hiện xây dựng Chính phủ điện tử, Chính phủ số, chuyển đổi số nói riêng là một trong những nội dung trọng tâm, góp phần đổi mới, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả hoạt động của Ban, thời gian qua, Ban Dân tộc tỉnh đã đẩy mạnh cải cách hành chính (CCHC) gắn với chuyển đổi số.
Trên cơ sở các nội dung Kế hoạch CCHC, Kế hoạch chuyển đổi số hằng năm của tỉnh, Ban đã ban hành các Kế hoạch năm về công tác CCHC, công tác chuyển đổi số đảm bảo chất lượng và đúng thời gian quy định. Bên cạnh đó là tổ chức các Hội nghị tuyên truyền quán triệt công tác CCHC, nâng cao trách nhiệm của công chức về thực hiện các nội dung về công tác CCHC.
Lãnh đạo Ban đã chỉ đạo công chức chủ động, tích cực nghiên cứu đề xuất các đề tài khoa học, sáng kiến, giải pháp hữu ích, những mô hình hay nhằm góp phần nâng cao hiệu quả công tác cải cách hành chính của cơ quan. Đặc biệt, Ban đã thực hiện công khai số điện thoại, địa chỉ thư điện tử của thủ trưởng cơ quan và của Ban trên Trang thông tin điện tử của Ban để tiếp nhận, xử lý các phản ánh, kiến nghị của các tổ chức, cá nhân.
Hiện Ban Dân tộc có 2 thủ tục hành chính (TTHC) mức độ 4 toàn trình. 100% hồ sơ TTHC của Ban được thực hiện trực tuyến, giải quyết và trả kết quả đúng hạn và trước hạn. Công tác tuyên truyền về CCHC gắn với chuyển đổi số đã được Ban quan tâm thực hiện với nhiều hình thức đa dạng, phong phú như: Tổ chức Hội nghị tuyên truyền CCHC với gần 100 lượt người tham gia; lồng ghép tuyên truyền trong các cuộc họp cơ quan; qua hệ thống quản lý văn bản và điều hành iOffice. Ban cũng đăng tải, cập nhật kịp thời các văn bản chỉ đạo, kế hoạch CCHC và kiểm soát TTHC lên chuyên mục CCHC trên Trang thông tin điện tử của Ban và trên nhóm zalo “Tuyên truyền CCHC Ban Dân tộc” nhằm tuyên truyền CCHC, phục vụ hoạt động tra cứu, tìm hiểu các văn bản về CCHC của công chức và các tổ chức, cá nhân, góp phần nâng cao hiểu biết của công chức và các tổ chức, cá nhân về CCHC.
Đến nay, nhận thức của công chức về CCHC gắn với chuyển đổi số đối với từng công chức của Ban được nâng lên rõ rệt, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về tinh thần trách nhiệm, thái độ làm việc, chuẩn mực giao tiếp, ứng xử. Những việc làm cụ thể này góp phần tăng cường kỷ luật, kỷ cương hành chính, nâng cao hiệu lực hiệu quả của nền hành chính công vụ.
Vân Anh và nhóm PV, BTV